LIÊN KẾT HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN

Ngày nhận bài: 10-08-2016

Ngày duyệt đăng: 17-11-2016

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Nga, Đỗ, & Niêm, L. (2024). LIÊN KẾT HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(11), 1835–1845. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/326

LIÊN KẾT HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN

Đỗ Thị Nga (*) 1 , Lê Đức Niêm 2

  • 1 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên
  • 2 KhoaKinhtế, TrườngĐạihọcTâyNguyên
  • Từ khóa

    Liên kết, sản xuất, tiêu thụ, cà phê

    Tóm tắt


    Bài viết sử dụng nguồn số liệu thu thập từ hộ nông dân và doanh nghiệp để đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng liên kết giúp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở các nông hộ (nhờ tăng năng suất, tăng giá bán và tiết kiệm chi phí sản xuất) và cải thiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (nhờ có vùng nguyên liệu ổn định và nguồn cà phê xuất khẩu chất lượng cao). Tuy nhiên, việc duy trì và phát triển liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và thách thức, đặc biệt là việc tuân thủ quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận chính sách hỗ trợ. Để thúc đẩy liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê cần nâng cao năng lực của hộ nông dân, tăng cường hỗ trợ từ phía doanh nghiệp đối với hộ nông dân, cải thiện năng lực nghiên cứu phát triển thị trường cho doanh nghiệp và tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Cơ sở dữ liệu thống kê về trồng trọt, dẫn từ http://www.mard.gov.vn/Pages/statistic_csdl.aspx?TabId=thongke.

    Từ Thái Giang (2012). Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Hồ Quế Hậu (2012). Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam. Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

    Trương Hồng (2011). Nghiên cứu các giải pháp tổ chức sản xuất cà phê nguyên liệu chất lượng cao ở vùng Tây Nguyên, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

    Nguyễn Thanh Liêm (2003). Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển cà phê bền vững vùng Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

    Đỗ Thị Nga (2012). Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk. Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Đỗ Thị Nga (2016). Cơ sở lý luận về liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên, 17(tháng 4): 62 - 68.

    Nguyễn Thanh Trúc (2013). Điều tra đánh giá thực trạng vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Tây Nguyên.