ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TỐI ƯU ĐA MỤC TIÊU TRONG DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Ngày nhận bài: 03-02-2016

Ngày duyệt đăng: 05-06-2016

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Miễn, T., & Dương, T. (2024). ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TỐI ƯU ĐA MỤC TIÊU TRONG DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), 744–751. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/302

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TỐI ƯU ĐA MỤC TIÊU TRONG DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Trần Xuân Miễn (*) 1, 2 , Trần Thùy Dương 3

  • 1 NCS Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Trắc địa-Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường đại học Mỏ-Địa chất
  • 3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
  • Từ khóa

    Dự báo nhu cầu sử dụng đất, huyện Yên Dũng, mô hình toán tối ưu đa mục tiêu, xây dựng nôngthôn mới

    Tóm tắt


    Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu vào các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu trong dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Theo đó, các loại đất cần xác định nhu cầu sử dụng được phân thành 4 nhóm, với các phương pháp xác định khác nhau. Các loại đất thuộc nhóm IV xác định theo phương pháp ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu, với hai hàm mục tiêu (tối đa hoá lợi ích kinh tế và tối đa hoá số lượng việc làm từ việc phân bổ sử dụng đất) và các điều kiện ràng buộc khác như: Hạn về diện tích tự nhiên, nguồn lao động; đảm bảo an ninh lương thực, thu nhập bình quân; đảm bảo bền vững về môi trường, cảnh quan nông thôn; phù hợp với chiến lược phát triển và tiềm năng đất đai của địa phương. Kết quả chạy thử mô hình tại xã Hương Gián cho thấy có nhiều lợi thế hơn so với phương án quy hoạch mà địa phương đang áp dụng.

    Tài liệu tham khảo

    Hà Minh Hòa (2009). Áp dụng các phương pháp và công nghệ mới trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH. Viện Khoa học đo đạc và bản đồ, Hà Nội.

    Nguyễn Hải Thanh (2008). Nghiên cứu thiết kế hệ hỗ trợ ra quyết định quy hoạch sử dụng đất. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội.

    Nguyễn Quang Học (2011). Xây dựng phần mềm quy trình công nghệ lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp bộ, Hà Nội.

    Nguyễn Thị Vòng (2001). Nghiên cứu quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Tổng cục, Hà Nội.

    Nguyễn Văn Định (2011). Phương pháp toán trong quy hoạch sử dụng đất, Bài giảng Cao học chuyên ngành QLĐĐ, Trường ĐHNN Hà Nội.

    Võ Tử Can (2004). Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng dự báo chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai, thử nghiệm kết quả nghiên cứu ở vùng Tây Nguyên. Đề tài KHCN cấp Bộ, Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai, Hà Nội.

    Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng (2012). Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

    Ủy ban nhân dân xã Hương Gián (2011). Báo cáo thuyết minh xây dựng nông thôn mới xã Hương Gián, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2025.

    Ủy ban nhân dân xã Hương Gián (2015). Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.