CHỌN TẠO DÒNG DUY TRÌ BẤT DỤC ĐỰC TẾ BÀO CHẤT MỚI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN LÚA LAI Ở VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 02-02-2015

Ngày duyệt đăng: 29-11-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Thư, B., Hiền, V., & Trâm, N. (2024). CHỌN TẠO DÒNG DUY TRÌ BẤT DỤC ĐỰC TẾ BÀO CHẤT MỚI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN LÚA LAI Ở VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(8), 1352–1359. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/244

CHỌN TẠO DÒNG DUY TRÌ BẤT DỤC ĐỰC TẾ BÀO CHẤT MỚI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN LÚA LAI Ở VIỆT NAM

Bùi Viết Thư (*) 1 , Vũ Thị Thu Hiền 2 , Nguyễn Thị Trâm 3

  • 1 NCS Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Ba dòng, CMS, dòng B mới, lúa lai

    Tóm tắt


    Trong sản xuất lúa lai 3 dòng, việc tạo ra nguồn duy trì bất dục tế bào chất (dòng B) phù hợp với vùng sinh thái, có đặc điểm nông sinh học tốt phục vụ cho phát triển lúa lai là vô cùng cần thiết. Thí nghiệm đã tiến hành lai hữu tính giữa các dòng duy trì bất dục đực tế bào chất gồm các tổ hợp lai BoB x IR58025B và II32B x IR58025B. Áp dụng phương pháp chọn lọc phả hệ từ thế hệ F2 theo các tiêu chí thấp cây, ngắn ngày, tỷ lệ thò vòi nhụy và độ phong phú phấn cao, dạng hình đẹp, đẻ khỏe. Đến vụ Xuân 2012 (thế hệ F6) đã chọn được 25 dòng B mới từ tổ hợp lai BoB x IR58025B và 23 dòng B mới từ tổ hợp lai II32B x IR58025B. Các dòng B mới triển vọng này đều mang nhiều đặc điểm tốt như TGST ngắn, bông to, số bông/khóm cao, tỷ lệ thò vòi nhụy và độ phong phú phấn cao, thấp cây, chất lượng hạt tốt như các dòng 1-2, 1-8, 1-12, 2-7, 2-8 và 2-18. Khi lai thử giữa các dòng B mới triển vọng với dòng mẹ bất dục đực IR58025A cho kết quả hầu hết con lai của chúng có tỷ lệ bất dục 100%. Như vậy, có thể phát triển dòng B mới bằng cách lai giữa hai dòng B duy trì cho hai loại tế bào chất khác nhau nhằm tạo ra nguồn vật liệu để lai tạo dòng CMS mới trong chọn tạo lúa lai 3 dòng ở Việt Nam.

    Tài liệu tham khảo

    Akagi H., T. Taguchi, T. Fujimura (1995). Stable inheritance and expression of the CMS traits introduced by asymmetric protoplast fusion. Theor Appl Genet., 91: 563-567.

    IRRI (2002). Standard evaluation system for Rice, P.O. Box 933. 1099- Manila Philippines.

    IRRI (1997). Hybrid rice breeding manual.

    Jong Seong Jeon, Ki Hong Jung, Hyun Bi Kim, Jung Pil Suh, Gurdev S. Khush (2011). Genetic and molecular insights into the enhancement of rice yield potential. Plant Biol., 54:1-9.

    Shi Hua Cheng, Jie Yun Zhuang, Ye Yang Fan, Jing Hong Du and Li Yong Cao (2007). Progress in research and development on hybrid rice: A super domesticate in China. Ann Bot., 100: 959-966.

    Vikash Kumar, U.B. Apte, S.G. Bhagwat, B.B. Jadhay, D.S. Sawant and B.K. Das (2013). Phenotypic and molecular characteriration of diversified cytoplasmic male sterility lines of rice (Oryza sativar L.) Plant Breeding, 4(3): 1193-1200.

    Wang Feng, Liu Zhen Rong, Li Shu Guang, Liu Wu Ge, Liao Yi Iong, Huang De Juan, Peng Hui Pu (2004). Breeding of Indica CMS line Zhenfeng A with the characteristic of weak sensitive to photoperiod induced by gene interaction. Hybrid rice, 4.

    Zhang Ruixang, Lui Haiping, Zhang Honglin (2002). Breeding of eui CMS lines K17eA in indica rice, Acta Agricultral University Jiangxiensis, 24(3): 307-311.