ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG PHÂN VIÊN CHẬM TAN TRONG SẢN XUẤT CÓI TẠI HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

Ngày nhận bài: 03-04-2015

Ngày duyệt đăng: 03-08-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Ảnh, L., & Cảnh, N. (2024). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG PHÂN VIÊN CHẬM TAN TRONG SẢN XUẤT CÓI TẠI HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(5), 223. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/223

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG PHÂN VIÊN CHẬM TAN TRONG SẢN XUẤT CÓI TẠI HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

Lê Hữu Ảnh (*) 1 , Nguyễn Tất Cảnh 2

  • 1 Khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh,Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Giá trị gia tăng (VA), phân viên chậm tan, phân tích tài chính từng phần (PBA), phân tích độ nhạy (SA), sản xuất cói

    Tóm tắt


    Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân viên chậm tan (PVCT) trong sản xuất cói tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo Dự án “Sản xuất thử nghiệm 2 giống cói mới (MC005 và MC015) và hoàn thiện quy trình sản xuất, sử dụng phân viên chậm tan”. Số liệu nghiên cứu từ khảo sát diện tích trồng cói của 34 hộ dùng PVCT so với diện tích trồng cói của 87 hộ không dùng PVCT vụ hè 2014. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là giá trị gia tăng (VA) trong phân tích chuỗi giá trị hàng hóa (CCA) phù hợp với kinh tế nông hộ. Sử dụng phân tích tài chính từng phần (PBA) để làm rõ sự khác biệt về VA giữa không dùng và dùng PVCT trong sản xuất cói.Kết quả cho thấy công thức bón PVCT cho cói với N:P:K = 17:7:10 là 700 kg/ha, bón bù thêm 70kg super lân/ha đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tiếp đó, sử dụng kỹ thuật phân tích độ nhạy 2 chiều với các kịch bản về giá cói và năng suất cói cho thấy khả năng bảo đảm ổn định của công thức bón trên ở hầu hết các kịch bản sản xuất. Điều đó có cơ sở để khuyến cáo ứng dụng công thức này trong sản xuất cói ở vùng cói Nga Sơn, Thanh Hóa.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Tấn Bình (2005). Kế toán quản trị - Lý thuyết căn bản và nguyên tắc ứng dụng trong quyết định kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.

    Billy V. Lessley, Dale M. Johnson, James C. Hanson (1991). Using the partial budget to analyze farm change. Fasst sheet 547, University of Mariland.

    Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2014). Dự án“Sản xuất thử nghiệm hai giống cói mới (MC005 và MC015) và hoàn thiện quy trình sản xuất, sử dụng phân viên chậm tan”, Thuyết minh dự án.

    Robert Tigner (2006). Partial budgeting: A tool to analyze farm busness changes, IOWA State University, FM 1877. Revised May 2006.

    Swedberg R. (Ed.) (1990). Economics and sociology: Redefining their boundaries: Conversation with economists and sociologists, Princeton, NJ: Princeton University Press.