ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG DIÊM MẠCH NHẬP NỘI

Ngày nhận bài: 29-10-2014

Ngày duyệt đăng: 09-03-2015

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hoàng, Đinh, Cảnh, N., & Long, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG DIÊM MẠCH NHẬP NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(2), 173–182. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/170

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG DIÊM MẠCH NHẬP NỘI

Đinh Thái Hoàng (*) 1 , Nguyễn Tất Cảnh 1 , Nguyễn Việt Long 2, 3, 4

  • 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Faculty of Agronomy, Vietnam National University of Agriculture
  • 3 Bộ môn Cây lương thực, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    An ninh lương thực, biến đổi khí hậu, diêm mạch, đạm, thời vụ

    Tóm tắt


    Nghiên cứu tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống diêm mạch nhập nội trong hai thời vụ trồng và trên các nền phân đạm khác nhau nhằm xác định thời vụ và lượng phân bón phù hợp trong sản xuất diêm mạch. Thí nghiệm đồng ruộng hai nhân tố được thiết kế theo kiểu ô chính - ô phụ, với 3 lần nhắc lại. Nhân tố chính là các mức phân đạm khác nhau: N1- 0kg N; N2- 30kg N; N3- 60kg N và N4- 90kg N/ha (Vụ đông xuân); N1- 30kg N; N2- 60kg N; N3- 90kg N và N4- 120kg N/ha (Vụ xuân); nhân tố phụ là hai giống diêm mạch có nguồn gốc từ Chilê (G1 và G2). Nghiên cứu đã tiến hành thu thập các nhóm chỉ tiêu: i) sinh trưởng và hình thái: thời gian sinh trưởng, chiều cao thân chính, đường kính thân, khả năng tích lũy chất khô, chỉ số diệp lục; ii) mức độ nhiễm sâu bệnh hại; iii) các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: số bông/cây, số hạt/bông, khối lượng 1.000 hạt và năng suất của hai giống diêm mạch. Tăng lượng đạm bón kéo dài thời gian sinh trưởng vụ xuân và tăng khối lượng chất khô tích lũy, số hạt/bông, khối lượng 1.000 hạt và năng suất của hai giống diêm mạch trong cả hai vụ trồng. Mức đạm bón 90 kg N/ha thích hợp cho sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống diêm mạch trong cả hai thời vụ trồng. Vụ đông xuân là thời vụ thích hợp cho hai giống diêm mạch sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao.

    Tài liệu tham khảo

    Trịnh Ngọc Đức (2001). Nghiên cứu phát triển cây hạt vàng (Chenopodium quinoa Willd) tại miền Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.

    Basra, S.M.A, Iqbal, S., Afzal, I. (2014). Evaluating the response of nitrogen application on growth, development and yield of quinoa genotypes. Int J Agric Biol., 16: 886-892.

    Bertero, H.D., Vega A.J.D.L, Correa, G., Jacobsen, S.E., Mujica, A. (2004). Genotype and genotype-by-environment interaction effects for grain yield and grain size of quinoa (Chenopodium quinoa Willd.) as revealed by pattern analysis of international multi-environment trials. Field Crop Res., 89: 299-318.

    Berti M., Wilckens, R., Hevia, F., Serri, H., Vidal, I., Mendez, C. (2000). Fertilization nitrogen in quinoa (Chenopodium quinoa Willd.). Ciencia e Investigacion Agracia, 27: 81- 90

    Bressani, R., Gonzales, J.M., Zungia, J., Brauner, M., Elias, L.G. (1987). Yield, selected chemical composition and nutritive value of 14 selections of amaranth grain representing four species. J Sci Food Agric., 38: 347- 356.

    Elbehri, A., Putnam, D.H., Schmitt, M. (1993). Nitrogen fertilizer emergence in wheat and barley. Crop Sci., 31: 1218-1224.

    Erley, G.S.A, Kaul, H.P., Kruse, M., Aufhammer, W. (2005). Yield and nitrogen utilization efficiency of the pseudocreals amaranth, quinoa and buckwheat under differing nitrogen fertilization. Eur J Agron., 22: 95-100.

    FAO (2011). Quinoa: An ancient crop to contribute to world food security. Regional Office for Latin America and the Caribbean.

    FAO (2013). International Year of quinoa. http://www.fao.org/quinoa-2013/en/

    Jacobsen, S.E., Jørgensen, I., Stølen, O. (1994). Cultivation of quinoa (Chenopodium quinoa Willd.) under temperate climatic condition in Denmark. J Agric Sci., 122: 47-52.

    Jochner, S.C., Beck, I., Behrendt, H., Traid-Hoffmann, C., Menzel, A. (2011). Effects of extreme spring temperatures on urban phenology and pollen production: a case study in Munich and Ingolstadt. Climate Res., 49: 101-112.

    Johnson, D.L. (1990). New Grains and psedograins. In: J. Janick and J.E. Simon (Eds.). Advances in New Crops, Proc. of the First National Symposium New Crops: Research, Development, Economics – Indianapolis, 23-26 October 1988, Timber Press, Portland, Oregon, pp. 122-127.

    Myer, R.L. (1998). Nitrogen fertilizer effect on grain Amaranth. Agron J., 90: 597- 602.

    Oelke, E.A., Putnam, D.H., Teynor, T.M., Oplinger, E.S. (1992). Alternative field crops manual. University of Wisconsin Cooperative Extension Service, University of Minnesota Extension Service, Center for Alternative Plant and Animal Products.

    Olaniyi, J.O., Adelasoye, K.A., Jegede, C.O. (2008). Influence of nitrogen fertilizer on the growth, yield and quality of grain amaranth varieties. World J Agric Sci., 4: 506-513.

    Thanapornpoonpong, Vearasilp, S., Pawelzik, E., Gorinstein, S. (2008). Influence of various nitrogen applications on protein and amino acid profiles of amaranth and quinoa. J Agric Food Chem., 56: 11464-11470.