ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU CẮT ĐẾN NĂNG SUẤT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI DÒNG CAO LƯƠNG (OPV86 VÀ OPV88) VÀ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN Ủ CHUA TỪ CÂY CAO LƯƠNG

Ngày nhận bài: 04-08-2014

Ngày duyệt đăng: 30-08-2014

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Trạch, N., Nhàn, N., Tuấn, B., & Cường, P. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU CẮT ĐẾN NĂNG SUẤT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI DÒNG CAO LƯƠNG (OPV86 VÀ OPV88) VÀ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN Ủ CHUA TỪ CÂY CAO LƯƠNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(5), 675–682. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1582

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU CẮT ĐẾN NĂNG SUẤT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI DÒNG CAO LƯƠNG (OPV86 VÀ OPV88) VÀ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN Ủ CHUA TỪ CÂY CAO LƯƠNG

Nguyễn Xuân Trạch (*) 1, 2 , Nguyễn Thanh Nhàn 3 , Bùi Quang Tuấn 2 , Phạm Văn Cường 4

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi và NTTS,Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Yên Bái
  • 4 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cao lương, chất lượng, năng suất, thức ăn, ủ chua

    Tóm tắt


    Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời điểm thu cắt khác nhau đến năng suất, thành phần hoá học của hai dòng cao lương mới chọn tạo là OPV86 và OPV88, đồngthờiđánhgiáchất lượng thức ăn ủ chua từcây cao lương. Tổng số 24 ô thí nghiệm (12 ô cho mỗi dòng cao lương) được bố trí theo mô hình thiết kế thí nghiệm một yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Cây cao lương được thu cắt ở 4 thời điểm khác nhau: khi cây phân hóa hoa (sau trồng 45 ngày), trước khi hoa trỗ 5 ngày, khi hạt chín sáp (sau trỗ 25 ngày) và khi thu hoạch hạt (sau trỗ 35 ngày). Sau thu cắt, toàn bộ cây cao lương được thái ngắn 2-3cm và được ủ chua trong bình nhựa (3 kg/bình) theo 2 công thức gồm: (1) ủ chua với 0,5% NaCl và (2) ủ chua với 0,5% NaCl + 5% rỉ mật.Kết quả thí nghiệm cho thấy thời điểm thu cắt thích hợp với 2 dòng cao lương này là khi cây phân hóa hoa hoặc trước trỗ 5 ngày. Khối lượng chất khô tích lũy của OPV86 đạt 145,02 kg/ha/ngày (cắt khi cây phân hóa hoa) và 144,75kg/ha/ngày (cắt trước trỗ 5 ngày), của OPV88 tương ứng đạt 154,60 và 138,24 kg/ha/ngày. Cắt tại hai thời điểm này có tỷ lệ xơ thô thấp (25,85% cắt khi phân hóa hoa và 28,21% cắt trước trỗ 5 ngày đối với dòng OPV86; 26,34% cắt khi phân hóa hoa và 29,22% cắt trước trỗ 5 ngày đối với dòng OPV88), tỷ lệ protein thô cao (11,01% cắt khi phân hóa hoa và 10,38% cắt trước trỗ 5 ngày đối với dòng OPV86; 10,88% cắt khi phân hóa hoa và 10,33% cắt trước trỗ 5 ngày đối với dòng OPV88) và mật độ năng lượng trao đổi cao (2224 kcal/kg VCK cắt khi phân hóa hoa và 2166 kcal/kg VCK cắt trước trỗ 5 ngày đối với dòng OPV86; 2222 kcal/kg VCK cắt khi phân hóa hoa và 2138 kcal/kg VCK cắt trước trỗ 5 ngày đối với dòng OPV88). Cây cao lương OPV86 cắt ở thời điểm khi phân hóa hoa, trước trỗ 5 ngày, hạt chín sáp hay khi thu hạt đều có thể ủ chua một cách dễ dàng, có hoặc không bổ sung rỉ mật. Thức ăn ủ chua dự trữ trong thời gian dài 3 tháng vẫn cho chất lượng ủ chua tốt(pH từ 3,80-4,29), tỷ lệ hỏng do mốc thấp (từ 2,39-3,56%), độc tố HCN giảm xuống rất thấp (6,97-7,74 mg/kg).

    Tài liệu tham khảo

    Vũ Chí Cương, Nguyễn Đức Chuyên, Đinh Văn Tuyền, Phạm Bảo Duy, Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Viết Đôn, Nguyễn Văn Quân và Lê Thị Oanh (2010). Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc nhai lại. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 24: 37-43.

    Goering H.K., P.J. Van Soest (1970). Forage fiber analysis (apparatus, reagent, procedures and some applications). USDA Agricultural Research Service. Handbook number 379 as modified by D.R. Mertens (1992, Personal Communication).

    Makkar H. P. S. (2004). Antinutritional factors in animal feedstuffs - Mode of action. Int. J. Anim. Sci. 6: 88-94.

    Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn (2011). Sử dụng cây cao lương trong chăn nuôi bò thịt. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(4): 608-613.

    Bùi Quang Tuấn (2005a). Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch đến năng suất và chất lượng thức ăn của cỏ voi (Pennisetum purpureum), cỏ ghi nê (Panicum maximum) trồng tại Đan Phượng, Hà Tây. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 3(3): 202-206.

    Bùi Quang Tuấn (2005b). Nghiên cứu mức bón phân urê đối với cỏ voi và cỏ ghi nê. Tạp chí Chăn nuôi, 7: 17-19.

    Bùi Quang Tuấn (2006). Ủ chua cây ngô sau thu bắp già làm thức ăn cho bò sữa tại Đan Phượng, Hà Tây. Tạp chí chăn nuôi, 9: 32-36.

    Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Văn Cường (2008). Giá trị thức ăn chăn nuôi của một số giống cao lương trong mùa đông tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(1): 52-55.

    Đỗ Thị Thanh Vân (2009). Nghiên cứu chế biến, bảo quản và sử dụng thân lá lạc để vỗ béo bò tại tỉnh Quảng Trị. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

    Viện Chăn nuôi (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.