NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ GEN KHÁNG BỆNH GỈ SẮT Ở ĐẬU TƯƠNG VIỆT NAM VÀ CHỈ THỊ PHÂN TỬ LIÊN KẾT VỚI CHÚNG

Ngày nhận bài: 10-03-2016

Ngày duyệt đăng: 15-08-2016

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Khởi, N., Tú, D., Tuấn, N., Lâm, N., Chung, N., Hoàn, Đinh, … Tôn, P. (2024). NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ GEN KHÁNG BỆNH GỈ SẮT Ở ĐẬU TƯƠNG VIỆT NAM VÀ CHỈ THỊ PHÂN TỬ LIÊN KẾT VỚI CHÚNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(8), 1155–1161. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1442

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ GEN KHÁNG BỆNH GỈ SẮT Ở ĐẬU TƯƠNG VIỆT NAM VÀ CHỈ THỊ PHÂN TỬ LIÊN KẾT VỚI CHÚNG

Nguyễn Văn Khởi (*) 1, 2 , Dương Xuân Tú 1 , Nguyễn Thanh Tuấn 3 , Nguyễn Văn Lâm 1 , Nguyễn Huy Chung 4 , Đinh Xuân Hoàn 4 , Lê Thị Thanh 1 , Nguyễn Thị Thu 1 , Phan Hữu Tôn 3

  • 1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
  • 2 Nghiên cứu sinh, Khoa Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Công nghệ sinh học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Viện Bảo vệ thực vật
  • Từ khóa

    Bệnh gỉ sắt, chỉ thị phân tử, đậu tương

    Tóm tắt


    Tính kháng bệnh gỉ sắt ở đậu tương do nấm Phakopsora pachyrhiziSydow gây rađã được phát hiện và quy định bởi 5 gen đơn trội là: Rpp1, Rpp2, Rpp3, Rpp4 vàRpp5. Nghiên cứu khả năng kháng nhiễm với bệnh gỉ sắt đậu tương ở Việt Nam của các dòng đậu tương mang gen chuẩn kháng cho thấy, các gen kháng Rpp2, Rpp4 là các gen kháng tốt với bệnh gỉ sắt đậu tương ở Việt Nam, gen khángRpp5kháng tốt với nguồn bệnh thuộc khu vực phía Nam Việt Nam. Các gen kháng này được tiến hành lựa chọn các chỉ thị phân tử liên kết trên cơ sở phân tích quần thể lai phân tích giữa các dòng đậu tương mang gen và kháng bệnh với các dòng không mang gen và mẫn cảm với bệnh cho thấy, chỉ thị Satt620, Satt288 và Sat_275 được xác định lần lượt liên kết chặt với gen kháng Rpp2, Rpp4 và Rpp5với khoảng cách di truyền tương ứng là 3,33cM, 2,50cM và 4,16cM. Các chỉ thị này được sử dụng để nhận diện và chọn lọc các gen kháng trong nguồn gen và một số tổ hợp phân ly F2, phục vụ chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh gỉ sắt ở Việt Nam.

    Tài liệu tham khảo

    Abdelnoor R. V, Maria Cristina, Kazuhiro Suenaga, Naoki Yamanaka (2009). Characterization of genes Rpp2, Rpp4, and Rpp5 for resistance to soybean rust .Plant and Animal Genomes XV Conf., poster 413: 322 - 331.

    David L. H, James R. Smith, Reid D. Frederick, Mark L. Tucker, Qijian Song and Perry B. Cregan. (2009). A High Density Integrated Genetic Linkage Map of Soybean and the Development of a 1536 Universal Soy Linkage Panel for Quantitative Trait Locus Mapping. Crop Sci., 36: 451 - 460.

    Garcia A, Calvo ES, de Souza Kiihl RA, Harada A, Hiromoto DM and Vieira LG. (2008). Molecular mapping of soybean rust (Phakopsora pachyrhizi) resistance genes: Discovery of a novel locus and alleles. Theor Appl Genet., 117: 545 - 553.

    Hyten D. L, Hartman G. L, Nelson R. L., Frederick R. D., Concibido V. C., Narvel J. M. and Cregan P. B. (2007). Map Location of the Rpp1 Locus That Confers Resistance to Soybean Rust in Soybean. Crop Sci., 47: 837 - 840.

    Nguyễn Thị Bình (1990). Nghiên cứu và đánh giá khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt (Phacopsora pachyrhizi Sydow) của tập đoàn đậu tương ở miền Bắc Việt Nam. Luận ánTiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tr. 66 - 68.