Ngày nhận bài: 14-11-2022
Ngày duyệt đăng: 18-04-2023
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI ẾCH THÁI LAN (Rana rugulosa) BẰNG BÈO TAI TƯỢNG (Pistla stratiotes L.)
Tóm tắt
Nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý nước thải ao nuôi ếch Thái Lan của bèo tai tượng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức 0% (đối chứng), 50%, 75%, 100% bèo tai tượng, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, trong 8 tuần. Mẫu nước được thu ở thời điểm 24, 48, 72 giờ lưu nước để xác định thời gian lưu nước, và ở thời điểm 2, 4, 6, 8 tuần để đánh giá khả năng xử lý nước thải của bèo theo giai đoạn sinh trưởng. Kết quả cho thấy, chất lượng nước thải nuôi ếch ở các nghiệm thức có bèo đạt QCVN 40/2011/BTNMT sau 72 giờ lưu nước. Nồng độ N-NH4+, P-PO43- và COD sau xử lý đạt cột A của QCVN 40/2011/BTNMT và nồng độ N-NH4+, N-NO2-và N-NO3-đạt cột A1, P-PO43-, COD đạt cột B2 của QCVN 08/2015/BTNMT sau 4 tuần. Hiệusuất xử lýN-NH4+, N-NO2-, N-NO3-,TN, P-PO43-, TP, COD của các nghiệm thức có bèo lần lượt là 28,5-58,6; 39,4-59,8; 56,9-71,6; 32,1-58,7; 64,9-80,1; 43,7-71,8 và 57,4-79,8%, tương quan thuận với độ che phủ của bèo. Bèo tai tượng giúp tăng hiệu quả xử lý nước thải nuôi ếch và tăng trưởng chồi và sinh khối tốt, tuy nhiên xuất hiện bèo chết ở nghiệm thức 75 và 100% bắt đầu từ tuần 6 do mật độ cao, vì vậy nên thu hoạch tuyển bèo để tránh tình trạng tái ô nhiễm.
Tài liệu tham khảo
APHA, AWWA & WEF. (1998). Standard methods for the examination of water and wastewater (20th ed.). American Public Health Association. Washington DC, USA.
Brix H. (1997). Do macrophytes play a role in constructed wetlands?. Water Science & Technology. 35(5): 11-17. https://doi.org/10.1016/ S0273-1223(97)00047-4.
Châu Minh Khôi, Nguyễn Văn Chí Dũng & Châu Thị Nhiên (2012). Khả năng xử lý ô nhiễm đạm, lân hữu cơ hòa tan trong nước thải ao nuôi thủy sản của lục bình (Eichhorina crassipes), và cỏ vetiver (Vetiver zizanioides). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.21b: 151-160.
Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp(2017). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp. Nhà xuất bản Thống kê.
Emerson K., Russo R.C., Lund R.E. & Thurston R.V. (1975). Aqueous Amoniac Equilibibrium Calculations: Effects of pH and Temperature, Journal of the Fisheries Research Board of Canada. 32: 2379-2383.
Ip Y.K., Chew S.F. & Randall D.J. (2001). Ammonia toxicity, tolerance, and excretion. In:Wright, P.A., Anderson, P.M. (Eds.), Nitrogen Excretion. Fish Physiology, 20. Academic Press, San Diego. pp. 109-148.
Lee C., Fletcher T.D. & Sun G. (2009). Nitrogen removal in constructed wetland systems-Review. Eng. Life Sci. 9 (1): 11-22.
Lê Diễm Kiều, Trần Thị Thùy Trang, Đặng Phương Thủy & Phạm Quốc Nguyên (2022). Nghiên cứu chất lượng và tải lượng đạm và lân của nước thải ao nuôi ếch Thái Lan (Rana tigerina) thương phẩm ở huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Môi trường và chăn nuôi. tr. 47-54.
Lê Kiều Diễm, Nguyễn Minh Đạt, Nguyễn Xuân Lộc, Phạm Quốc Nguyên, Nguyễn Văn Công & Ngô Thụy Diễm Trang (2018). Khả năng xử lý nước thải ao nuôi thâm canh Cá tra (Pangasianodon hipophthamus) của hệ thống đất ngập nước kiến tạo dòng chảy mặt liên tục kết hợp với cỏ Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5: 103-110.
Le Minh Quoc (2012). Frog value chain case study in Ho Chi Minh City Vietnam (master’s thesis). University of Tromso.
Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung & Ngô Ngọc Cát (2006). Nước nuôi thủy sản, chất lượng và biện pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Moss B. (1998). Ecology of freshwater: Man and Medium, Past to Future. Blackwell Science Publishers, Oxford.
Nguyễn Thị Hồng Nho, Trương Quốc Phú & Phạm Thanh Liên (2022). Khả năng xử lý nước của bèo tai tượng (Pistla stratiotes) trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá trê vàng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp. 6(1): 2769-2778.
Schimittou H.R. (2004). Principles and Practices of high density fish culture in low volume cages. Auburn, Alabana, USA.
Sipauba-Tavares L.H., Silva Peres L.R.D. & Scardoeli-Truzzi B. (2019). Treatment of frog farming effluent with Eichhornia crassipes (Mart.) Solms. Plant and environment 1(1): 31-39.
Tanner C.C., Kadlec R.H., Gibbs M.M., Sukizs J.P.S. & Nguyen M.L. (2002). Nitrogen processing gradients in subsurface-flow treatment wetlands - influence of wastewater characteristics. Ecological Engineering. 18(4): 499-520. https://doi.org/10. 1016/ S0925- 8574(02)00011-3.
UBND huyện Tháp Mười (2020). Tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết số 20/2016 / NQ-HĐND ngày 10/8/2016 của HĐND huyện, nhiệm kỳ 2016-2021.