Ngày nhận bài: 12-03-2024
Ngày duyệt đăng: 12-06-2024
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp đã giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân và đề xuất giải pháp giải quyết dứt điểm, đúng thời hạn, đúng quy định các tranh chấp tại tỉnh Lạng Sơn. Số liệu được thu thập từ các cơ quan chức năng và từ điều tra bằng phiếu in sẵn đối với 175 hộ gia đình, 164 cán bộ liên quan trực tiếp đến giải quyết tranh chấp. Từ 2016 đến 2022, đã có 4.012 vụ tranh chấp được giải quyết; trung bình 2,87vụ/năm mỗi xã. Tỷ lệ hòa giải thành; không thành tương ứng 72,18%; 27,82%. Bản án xét xử sơ thẩm không có kháng cáo chiếm 90,50%; còn lại 9,50% có kháng cáo. Các bên tranh chấp đã chấp hành tốt các kết luận giải quyết. Hạn chế cơ bản khi giải quyết tranh chấp là hồ sơ địa chính chưa tốt; nhân lực chưa đủ; sự phối hợp giải quyết còn hạn chế; người có tranh chấp hiểu biết pháp luật hạn chế; thủ tục hành chính còn phức tạp. Các giải pháp gồm hoàn thiện hồ sơ địa chính và thủ tục hành chính; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đảm bảo đủ nhân lực giải quyết tranh chấp; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng.
Tài liệu tham khảo
Doãn Hồng Nhung & Sầm Đức Hiệp (2022). Một số hạn chế, vướng mắc trong giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp tại Tòa ánnhân dân hai cấp ở tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Công thương. 17: 32-38.
Likert R.A. (1932). A technique for measurement of attitudes, Archives of Psychology. 140(55): 5-55.
Nguyễn Thị Thanh Bình & Lê Thị Thỏa (2019). Tranh chấp đất đai và những vấn đề đặt ra trong quản lý, sử dụng đất đai ở hai xã người Dao vùng Đông Bắc hiện nay. Tạp chí Dân tộc học. 3: 33-42.
Nguyễn Tiến Sỹ (2017). Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tồn động, kéo dài. Nhiệm vụ cấp Bộ. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phạm Thị Hải Vân (2023). Pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai - một số bất cập và định hướng hoàn thiện. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Bình Dương. 2: 93-102.
Phạm Thị Hằng, Bùi Thị Diệu Hiền & Phan Thị Lệ Thủy (2022). Nghiên cứu nhân tố tác động đến hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Tạp chí Khoa học Đất số. 67: 189-194.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn (2022). Báo cáo tổng hợp quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2022.
Tô Văn Hòa (2020). Nghiên cứu giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai bảo đảm phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay. Nhiệm vụ cấp Quốc gia. Mã số: KHCN-TN/16-20. Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trần Thanh Đức, Trần Minh Huấn & Trương Thị Diệu Hạnh (2018). Đánh giá thực trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp. 2(3): 867-872.
UBND tỉnh Lạng Sơn (2022). Báo cáo công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022.
Yamane Taro (1967). Statistics: An Introductory Analysis, 2ndEdition, New York: Harper and Row.