Ngày nhận bài: 03-11-2023
Ngày duyệt đăng: 12-06-2024
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
CÁCHỢP CHẤT STILBENOID TỪ LOÀI DÂY GẮM(Gnetum montanumMarkgr.)Ở VIỆT NAM
Tóm tắt
Dây gắm (hay vương tôn) với tên khoa học là Gnetum montanumMarkgr. thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae). Theo y học cổ truyền, loài này có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm và được sử dụng trong các bài thuốc chữa thấp khớp, đau nhức xương, điều trị gout. Ở Việt Nam đã có các chế phẩm cao từ cây gắm điều trị bệnh khớp và gout. Với mục tiêu phân lập các hợp chất từ loài dây gắm ở Việt Nam, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chiết xuất với các dung môi có độ phân cực tăng dần và sử dụng các phương pháp sắc ký hiện đại như sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký cột (CC), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) điều chế. Kết quả cho thấy từ dịch chiết methanol của thân dây gắm, 4 hợp chất có khung stilbene: gnetifolin E (1), gnetifolin K (2), isorhapontin (3), trans-pinosylvin (4) đã được chiết xuất và phân lập. Cấu trúc của chúng được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại ESI-MS, 1D-NMR và 2D-NMR kết hợp so sánh với các dữ liệu phổ đã công bố.
Tài liệu tham khảo
Chun-Suo Y., Mao L., Xin L. & Ying-Hong W. (2005). Stilbene derivatives from Gnetum cleistostachyum. Journal of Asian Natural Products Research. 7(2): 131-137.
Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. tr. 662.
Ibrahim I., Toshiyuki T., Zulfiqar A., Munekazu I., Miyuki F., Ken-ichi N., Yoshiaki S., Jin M., Dedy D., Nobuyasu M. & Makoto U. (2003). Six Flavonostilbenes from Gnetum afircanum and Gnetum gnemon. Heterocycles. 60: 159-166.
Kaisheng H., Rong-Li L., Yinghong W. & Lin M. (2001). Three New Stilbene Trimers from the Lianas of Gnetum hainanense. Planta medica. 67: 61-64.
Ka-Wing C., Mingfu W., Feng C. & Chi-Tang H. (2008). Oligostilbenes from Gnetum Species and Anticarcinogenic and Antiinflammatory Activities of Oligostilbenes. ACS Symposium Series. 987: 36-58.
Li-Qin W., You-Xing Z., Jiang M., Ai-Qun J. & Jun Zhou (2008). Stilbene derivatives from Gnetum montanum Markgr. f. megalocarpum Markgr. Helvetica Chimica Acta. 91: 159-164.
Lin M., Li J. B., Li S. Z., Yu D. Q. & Liang X. T.(1992). A dimeric stilbene from Gnetum parvifolium. Phytochemistry. 31: 633-638.
Lê Hữu Thọ, Phạm Công Trình, Nguyễn Xuân Hải, Đỗ Văn Nhật Trường & Nguyễn Thị Thanh Mai (2019). Các hợp chất alkaloid từ lá Bép, Gnetum gnemon L. Vietnam Journal of Chemistry. 57(4e3,4): 95-99.
Lê Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thế Hữu, Nguyễn Thị Hoàng Anh & Ngô Anh Bằng (2022). Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất stilbenoid từ loài gắm cọng (Gnetum latifolium). Tạp chí Khoa học công nghệ, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. 58(2): 118-121.
Nguyễn Tiến Bân (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Quyển II, tr. 284.
Nguyễn Bá Anh, Triệu Huy Điệt, Hoàng Việt Dũng, Nguyễn Xuân Nhiệm (2014). Phân lập và xác định cấu trúc 2 hợp chất stilbenoid từ loài dây gắm (Gnetum latifolium Blume, họ Gnetaceae). Tạp chí Dược học. 459(54): 44-48.
Saisin S, Tip-pyang S & Phuwapraisirisan P (2009). A new antioxidant flavonoid from the Lianas of Gnetum macrostachyum. Nat Prod Res. 23(16): 1472-7.
Sakagami Y., Sawabe A., Komemushi S., All Z., Tanaka T., Iliya I. & Iinuma M. (2007). Antibacterial activity of stilbene oligomers against vancomycin-resistant Enterococci (VRE) and methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) and their synergism with antibiotics. Biocontrol Sci. 12(1):7-14.
Šmidrkal, Jan; Harmatha, Juraj; Buděšínský, Miloš; Voká, Karel; Zídek, Zdeněk; Kmoníčková, Eva; Merkl, Roman & Filip, Vladimír (2010). Modified approach for preparing (E)-stilbenes related to resveratrol, and evaluation of their potential immunobiological effects. Collection of Czechoslovak Chemical Communications. 75(2): 175-186.