PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NUÔI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI SÒ HUYẾTTRONG AO TẠI TỈNH CÀ MAU

Ngày nhận bài: 29-03-2024

Ngày duyệt đăng: 21-06-2024

DOI:

Lượt xem

8

Download

64

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thảo, N., & Anh, L. (2024). PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NUÔI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI SÒ HUYẾTTRONG AO TẠI TỈNH CÀ MAU. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(6), 729–738. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1329

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NUÔI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI SÒ HUYẾTTRONG AO TẠI TỈNH CÀ MAU

Ngô Thị Thu Thảo (*) 1, 2 , Lâm Như Anh 1

  • 1 Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ
  • 2 Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Cần Thơ
  • Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện bằng bảng câu hỏi soạn sẵn trên46 hộ nuôi sò huyết tại các huyện Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân thuộc tỉnh Cà Maunhằm đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi sò huyết trong ao (vuông). Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình diện tích nuôi sò huyết dao động từ 0,9-2,7 ha/hộ, cỡ giống thả nuôi dao động từ 400-1.000 con/kg, mật độ thả tập trung 50-70 con/m2. Thời gian nuôi sò huyết kéo dài từ 9,1-9,7 tháng với cỡ sò thu hoạch dao động 65,0-74,3 con/kg và năng suất nuôi trung bình đạt 1,1-1,2 tấn/ha/vụ. Nuôi sò huyết trong ao ở huyện Năm Căn đạt thu nhập cao nhất (325,76 ± 87,05 triệu đồng/ha/năm), cao hơn so với huyện Cái Nước (190,80 ± 74,87 triệu đồng/ha/năm) và huyện Phú Tân (129,13 ± 82,59 triệu đồng/ha/năm). Kết quả nghiên cứu cho thấy một số khó khăn mà người nuôi sò huyết ở tỉnh Cà Mau đang gặp phải đó là nghề nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, nguồn giống chưa đạt chất lượng, dịch bệnh và thiếu vốn sản xuất.

    Tài liệu tham khảo

    Davenport J. & Wong T.M. (1986). Responses of the blood cockle Anadara granosa (L.) (Bivalvia: Arcidae) to salinity, hypoxia and aerial exposure. Aquaculture. 56(2): 151-162.

    Lê Quốc Phong, Nguyễn Công Tráng & Phan Duy Khánh (2018). Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của nghề nuôi nghêu (Meretrix lyrata) tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(1): 184-190.

    Ngô Thị Thu Thảo, Huỳnh Hàn Châu & Trần Ngọc Hải (2011). Thử nghiệm nuôi kết hợp ốc len (Cerithidea obtusa) và sò huyết (Anadara granosa) trong rừng ngập mặn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17(a): 30-38.

    Ngô Thị Thu Thảo, Hứa Thái Nhân, Trần Ngọc Hải & Huỳnh Hàn Châu (2009). Ảnh hưởng của độ mặn lên sò huyết (Anadara granosa) nuôi vỗ trong hệ thống nước xanh - cá rô phi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11: 255-263.

    Nguyễn Chính (1996). Một số loài động vật nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 131tr.

    Park M.S., Lim H.J. & Kim P.J. (1998). Effect of environmental factors on the growth, glycogen and haemoglobin content of cultured arkshell, Scapharca broughtoni. Journal of Korea Fisheries Society. 31(2): 176-185.

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau. 2022. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nuôi hải sản trên biển Cà Mau giai đoạn 2019-2021.

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau. Báo cáo tuần 14 của Chi cục Thuỷ sản tháng 3/2023. Truy cập từ https://nongnghiepcamau.vn/ ngày 24/06/2024.

    Tạ Văn Phương & Trương Quốc Phú (2006). Thử nghiệm nuôi kết hợp sò huyết (Anadara granosa) trong ao nước tĩnh. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số đặc biệt chuyên đề Thủy sản. (1): 192-199.

    Võ Minh Thế & Ngô Thị Thu Thảo (2013). Đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi sò huyết (Anadara granosa) ở hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 5: 75-82.