Ngày nhận bài: 31-10-2023
Ngày duyệt đăng: 07-03-2024
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN, BIỆN PHÁP CẮT TỈA VÀ GIỮ ẨM ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG LÊ VĂN BÀN TẠI LÀO CAI
Từ khóa
Chất giữ ẩm AMS-1, lê Văn Bàn, năng suất thực thu, vitamin C, chất lượng
Tóm tắt
Cây lê Văn Bàn của tỉnh Lào Cai là cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn huyện, đang có nguy cơ xói mòn nguồn gen quý do lối canh tác truyền thống của người dân miền núi. Nhằm khai thác hiệu quả và phát triển bền vững giống lê này, 3 thí nghiệm đã được tiến hành, bao gồm (1) Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng giống lê Văn Bàn; (2) Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cắt tỉa kết hợp vin cành tới năng suất, chất lượng giống lê; (3) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp giữ ẩm đất đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống lê Văn Bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy bón 1.200 kg/ha phân NPK tổng hợp Việt Nhật (15 : 15 : 15 + TE) cho tỷ lệ đậu quả cao (4,47%); quả to (353,1 g/quả), năng suất cao (213,9 kg/cây). Cắt tỉa cành 3 lần trong năm kết hợp với vin cành một lần cho tỷ lệ đậu quả, số quả/cây và năng suất cao nhất, tỷ lệ đậu quả đạt 4,73%, kích thước quả đạt 349,9 g/quả, năng suất thực thu đạt 190,3 kg/cây. Biện pháp giữ ẩm tối ưu nhất là tủ gốc bằng xác thực vật vào đất, kết hợp bón chất giữ ẩm AMS-1 với lượng 0,1 kg/cây. Bón phân và giữ ẩm như trên đã làm tăng chất lượng quả (tăng hàm lượng chất khô, đường tổng số, độ Brix và hàm lượng vitamin C) của giống lê Văn Bàn.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Sỹ An, Nguyễn Văn Nhất, Hoàng Thị Thu Thủy, Tạ Văn Thảo, Lê Quốc Doanh & Nguyễn Văn Toàn (2017). Báo cáo kết quả nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm giống lê BV1 tại miền núi phía Bắc. Bộ Nông nghiệp và PTNT.
FAOSTAT(2022). Crops and livestock products. Retrieved from https://www.fao.org/faostat/en/ #data/QCLon June 10, 2022.
Hoàng Văn Toàn, Nguyễn Xuân Cường & Quách Thị Thanh Hoa (2020). Nghiên cứu tác động một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng giống mận Máu, tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3: 81-86.
Ilić R., Glišić I., Radovanović M., Milošević N. & Milošević T. (2022). Response of pear trees to different fertilization treatment. Mitteilungen Klosterneuburg. 72: 102‐117.
Milosevic T. & Milosevic N. (2009). The effect of zeolite, organic and inorganic fertilizers on soil chemical properties, growth and biomass yield of apple trees. Plant Soil and Environment. 55(12): 528‐535.
Milošević T., Milošević N. & Mašković P. (2020). Phenolic compounds and antioxidant capacity of pear as affected by rootstock and cultivar. Mittei‐ lungen Klosterneuburg. 70(4): 308‐319.
Nguyễn Bá Tuấn, Nguyễn Xuân Cường, Quách Thị Thanh Hoa & Hoàng Văn Toàn (2020). Nghiên cứu tác động một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng giống lê Đông Khê, tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3: 87-93.