Ngày nhận bài: 23-05-2014
Ngày duyệt đăng: 22-07-2014
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦALƯỢNG PHÂN ĐẠM DẠNG VIÊN NÉN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG NGÔ C919 TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA
Từ khóa
Giống ngô C919, NUE, phân đạm dạng viên nén
Tóm tắt
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón dạng viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô C919 được tiến hành ở vụ Đông năm 2011 và vụ Xuân năm 2012, tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thí nghiệm gồm 07 công thức (CT) với các mức đạm bón khác nhau: CT1: 0 N; CT 2: 90 N; CT 3: 120 N; CT 4: 150 N; CT 5: 180 N; CT 6: 210 N;CT 7: 150 N (trong đó công thức 2 đến công thức 6 sử dụng đạm dạng viên nén; công thức 7 sử dụng đạm dạng urê). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 14 m2, mật độ trồng 5,9 vạn cây/ha. Thí nghiệm được thực hiện trên nền 8 tấn phân chuồng, 90 P2O5, 90 K2O/ha.Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng phân đạm dạng viên nén đã có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô. Với mức bón 120 N - 210 N năng suất ngô đạt được dao động từ 70,46 tạ/ha đến 78,13 tạ/ha; tăng hơn so với bón đạm urê từ 16,9 - 21,7%. Bón phân viên nén đã làm tăng hiệu suất sử dụng đạm (NUE) của giống ngô C919 hơn so với phương pháp bón vãi thông thường. Công thức cho giá trị NUE cao nhất là công thức 3, tương ứng với mức bón 120N dạng viên nén (giá trị NUE ở vụ Đông năm 2011 là 26,0; vụ Xuân năm 2012 là 25,7).Căn cứ vào kết quả thí nghiệm, đối với giống ngô C919 tại vùng nghiên cứu nên sử dụng đạm viên nén với mức 120 kgN/ha trên nền 8 tấn phần chuồng, 90kg P2O5 và 90kg K2O.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Tất Cảnh (2008). Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân viên nén phục vụ thâm canh ngô trên đất dốc tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Cục Thống kê Thanh Hoá (2013). Niên giám thống kê.
Cassaman, K.G. Dobermann, A.Walter, D.T, Yang, H. (2003). Meettinh cereal demand while protecting natural resources and improving environmental quality. Annu. Rev. Environ. Resour. 28: 315-358.
Ignacio A. Ciampitti, Tony J. Vyn (2011). Acomprehensive study of plant density consequences on nitrogen uptake dynamics of maize plant from vegetative to reproductive stages. Field Crops Research. 121: 2-18
Ignacio A. Ciampitti, Tony J. Vyn (2012). Physiological perspectives of changes over time in maize yield dependency on nitrogen uptake and associated nitrogen efficiencies: A review. Field Crops Research 133: 48-67.
William R. Raun and Gordon V. Johnson (1999). Improving Nitrogen Use Efficiency for Cereal Production. Agronomy Journal, 91(3): 357-363.