Ngày nhận bài: 21-10-2013
Ngày duyệt đăng: 30-06-2014
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
Từ khóa
Chất lượng dịch vụ, du lịch, du khách nội địa, làng cổ Đường Lâm, sự hài lòng
Tóm tắt
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm.Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch làng cổ chịu ảnh hưởng bởi 35 tiêu chí riêng lẻ tập hợp thành 7 nhóm nhân tố bao gồm năng lực phục vụ du lịch; giá cả hàng hóa và dịch vụ; văn hóa;cơ sở vật chất; các nghề truyền thống; các lễ hội truyền thống; ẩm thực. Chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của du khách, với khoảng 80% du khách hài lòng.Tuy nhiên, du khách còn phàn nàn về sự nghèo nàn các dịch vụ du lịch tại làng cổ.Chính vì vậy,cần đa dạng hóa dịch vụ du lịch, mặt khác cần duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch hiện có nhằm gia tăng mức độ hài lòng du khách thăm quan làng cổ Đường Lâm.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Quốc Hùng (2006).Bảo tồn các làng cổ ở xã Đường Lâm, thực trạng và giải pháp.Tạp chí Di sản văn hóa, 2:15.
Parasuraman, A., Berry, Leonard L. Zeithaml,Valarie A.(1988).Servqual: A multiple-item scale for measuring consumer perceptions of quality.Journal of Retailing, 64(1): 25.
Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005).Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.Nhà xuất bản Hồng Đức.
Đào Duy Tuấn (2011).Phát triển du lịch bền vững ở làng cổ Đường Lâm.Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 329:8.
Đào Duy Tuấn (2012).Làng Việt cổ Đường Lâm với phát triển du lịch.Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 333:11.