Ngày nhận bài: 16-12-2022
Ngày duyệt đăng: 27-03-2023
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Streptoccocus agalactiaeGÂY BỆNH MÙ MẮT TRÊN ẾCH THÁI LAN (Rana tigerina) NUÔI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC
Từ khóa
Bệnh mù mắt, ếch, S. agalactiae, kháng kháng sinh
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định một số đặc điểm bệnh, phân lập, định danh và đánh giá tình trạngkháng kháng sinh của vi khuẩn S. agalactiaegây bệnh lồi, đục mắt trên ếch Thái Lan(Rana tigerina) nuôi tại một số tỉnh miền Bắc. Mẫu ếch (n = 83)phục vụ nghiên cứu được thu tại26hộ nuôi ở ba tỉnh Hà Nội, Hà Nam và Thái Bình đang xuất hiện hiện tượng lồi đục mắt. Kết quả kiểm tra cho thấy ngoài triệu chứng chính lồi đục mắt, đục một hoặc hai bên mắt chiếm tỷ lệ cao (78,3%), ếch bệnh còn có biểu hiện da sẫm màu (53,0%), gan sưng, xuất huyết (69,9%), dịch mắt, não, thận và gan ếch chứa nhiều vi khuẩn (100%).Kết quả nuôi cấy, phân lập cho thấy khuẩn lạc vi khuẩn có dạng tròn, lồi, màu kem, đường kính khoảng 1mm, bắt màu Gram (+), dạng liên cầu. Giám định hình thái,sinh hoá và PCR cho thấy26 chủngphân lập được đều là Streptococcus agalactiae.Kết quả cảm nhiễm cho thấy liều gây chết 50% (LD50) của bachủng đại diện nằm trong khoảng 1,2 ×104 - 3,5 ×104 CFU/ếch. Vi khuẩn có tỷ lệ kháng cao (61,5%) đối với oxytetracycline,sulfamethoxazole/trimethoprim, trong khi các loại kháng sinh amoxicillin, florfenicol,erythromycin có tỷ lệ nhạy từ 65,4-80,8%.Kết quả nghiên cứulà cơ sở để xây dựng biện pháp kiểm soát bệnh mù mắt trên ếch nuôi.
Tài liệu tham khảo
Austin B., Austin D.A. & Munn C. (2007). Bacterial fish pathogens: disease of farmed and wild fish. Springer. 26.
Bauer A. (1966). Antibiotic susceptibility testing by a standardized single disc method. Am J clin pathol.45: 149-158.
Buller N.B. (2014). Bacteria and Fungi from Fish and other Aquatic Animals, 2ndEdition: A Practical Identification Manual, In: CABI, editors. CAB books. 919p.
CLSI (2016). Methods for Antimicrobial Dilution and Disk Susceptibility Testing of Infrequently Isolated or Fastidious Bacteria. 3rdEd. CLSI guideline M45. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute..
CLSI (2020). Performance Standards for Antimicrobial Testing of Bacteria Isolated from Aquatic Animals. 3rdEd. CLSI supplement VET04. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute.
Đặng Thị Hoàng Oanh & Nguyễn ThanhPhương (2012). Phân lập và xác định đặc điểm của vi khuẩn Streptococcus agalactiaetừ cá điêu hồng (Oreochromissp.) bệnh phù mắt và xuất huyết. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. tr. 203-212.
Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Đức Hiền & Trương Quỳnh Như (2012). Phân lập và xác định khả năng gây bệnh xuất huyết trên cá rô đồng (Anabas testudineus) của vi khuẩn Streptococcus agalactiae. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. (22c): 194-202.
Deer D., Lampel K. & González‐Escalona N. (2010). A versatile internal control for use as DNA in real‐time PCR and as RNA in real‐time reverse transcription PCR assays. Letters in applied microbiology.50(4):366-372.
Hoai T.D., Trang T.T., Tuyen N.V., Giang N.T.H. & Van K.V. (2019). Aeromonas veroniicaused disease and mortality in channel catfish in Vietnam. Aquaculture.513: 734425.
Kim Văn Vạn & Trương Đình Hoài(2021). Tác nhân gây bệnh đốm đỏ mắt ở cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) và kết quả điều trị. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 6(18): 52-58.
Lưu Thị Thanh Trúc, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Hoàng Nam Kha, Trần Hồng Thủy, Trần Ngọc Thiên Kim, Võ Văn Tuấn, Võ Thị Thanh Bình, Nguyễn Thùy Linh, Phạm Thị Lan Phương & Lê Thị Ngọc Hân (2008). Nghiên cứu những bệnh thường gặp trên ếch (Rana tigerina) nhập từ Thái Lan nuôi ở vùng ven đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp sở, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Công Tráng & Nguyễn Bảo Duy. (2020). Hiện trạng dịch bệnh trên ếch Thái Lan (Rana tigerina) nuôi tại tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Đồng Tháp.9: 109-116.
Nguyễn Ngọc Phước, Nguyễn Thị Huế Linh & Nguyễn Thị Xuân Hồng (2020). Phân lập và xác định đặc điểm vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh trên ếch Thái Lan tại Thừa Thiên - Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.377: 58-65.
Omoniyi L., Ajibola M. & Jo B. (2012). Demand Analysis for Frog Meat in Ondo State, Nigeria. International Journal of Science and Research. 12: 9-12.
Reed L.J. H.M. (1938). A simple method of estimating fifty per cent endpoints. Taylor & Francis.
Salvador R., Muller E.E., Freitas J.C.d., Leonhadt J.H., Pretto-Giordano L.G. & Dias J.A. (2005). Isolation and characterization of Streptococcus spp. group B in Nile tilapias (Oreochromis niloticus) reared in hapas nets and earth nurseries in the northern region of Parana State, Brazil. Ciência Rural.35:1374-1378.
Somsiri T. & S. Soontornvit. (2002). Bacterial diseases of cultured tiger frog(Rana tigerina).Paper presented at the Diseases in Asian aquaculture IV: Proceedings of the Fourth Symposium on Diseasesin Asian Aquaculture, 22-26 November 1999, Cebu City, Philippines.
Trương Đình Hoài, Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Thị Mai Phương & Nguyễn Thị Hậu (2014). Đặc điểm mô bệnh học của cá rô phi (Oreochromis niloticus)nhiễm Streptococcus sp. nuôi tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 12(3): 360-371.
Xie Z.Y., Zhou Y.C., Wang S.F., Mei B., Xu X.D., Wen W-Y. & Feng Y.Q. (2009). First isolation and identification of Elizabethkingia meningoseptica from cultured tiger frog, Rana tigerina rugulosa. Veterinary microbiology. 138(1-2):140-144.