THỰC TRẠNGCHĂN NUÔI LỢN VÙNG TÂY NGUYÊN

Ngày nhận bài: 24-11-2021

Ngày duyệt đăng: 27-05-2022

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Duy, N., Tiến, N., Phương, N., Nga, N., Điện, N., & Tôn, V. (2024). THỰC TRẠNGCHĂN NUÔI LỢN VÙNG TÂY NGUYÊN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(6), 741–750. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1004

THỰC TRẠNGCHĂN NUÔI LỢN VÙNG TÂY NGUYÊN

Nguyễn Văn Duy (*) 1 , Nguyễn Đình Tiến 1 , Nguyễn Thị Phương 1 , Nguyễn Thị Nga 1 , Nguyễn Đức Điện 2 , Vũ Đình Tôn 1, 3

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi Thú y, Đại học Tây Nguyên
  • 3 Faculty of Animal Science, Vietnam National University of Agriculture, Trau Quy, Gia Lam, Hanoi, Vietnam
  • Từ khóa

    Chăn nuôi lợn, quy mô chăn nuôi, lợn nái, lợn thịt, Tây Nguyên

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm và năng suất chăn nuôi lợn của vùng Tây Nguyên. Khảo sát 83 cơ sở chăn nuôi lợn trên 5 tỉnh vùng Tây Nguyên từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi lợn tại vùng Tây Nguyên chủ yếu là nuôi quy mô nhỏ, chiếm 84,34% tổng số cơ sở chăn nuôi điều tra. Nhóm chăn nuôi quy mô nhỏ nuôi bình quân 18,71 con/hộ, nhóm nuôi quy mô lớn trung bình 173,15 con/hộ. Kỹ thuật chăn nuôi, thực hành phòng bệnh trên đàn lợn và năng suất chăn nuôi ở nhóm nuôi quy mô lớn là tốt hơn so với nhóm nuôi quy mô nhỏ. Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa là 93,17% ở nhóm nuôi quy mô lớn và 89,35% ở nhóm nuôi quy mô nhỏ. Thời gian cai sữa và khối lượng cai sữa ở nhóm nuôi quy mô lớn lần lượt là 25,64 ngày và 7,82 kg/con, ở nhóm nuôi quy mô nhỏ lần lượt là 30,21 ngày và 7,39 kg/con. Lợn thịt xuất chuồng sau 5,05 tháng nuôi đạt 105,91 kg/con (nhóm nuôi quy mô lớn) và 6,01 tháng nuôi đạt 88,89 kg/con (nhóm nuôi quy mô nhỏ).

    Tài liệu tham khảo

    Đinh Xuân Tùng (2017). Tổng quan về ô nhiễm nông nghiệp ở Việt Nam: Ngành chăn nuôi 2017. Nghiên cứu ô nhiễm nông nghiệp khu vực của Ngân hàng thế giới. Ban Môi trường và Nông nghiệp của Ngân hàng thế giới. tr. 56.

    Lemke U., Mergenthaler M., Ro ̈ ßler R.,Huyen L.T.T., Herold P., Kaufmann B. & Valle Za A. (2008). Pig production in Vietnam -A review. Rerspectives in Agriculture, Veterinary Science, Nutrition and Natural Resources. 3(23): 1-15.

    Mai Thị Xoan & Nguyễn Văn Lanh (2017). Khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng thịt của con lai F1(nái GF22 × đực GF399) do công ty Greenfeed cung cấp khi nuôi tại trại Quang Tuyến, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông. Kỷ yếu tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học giai đoạn 2021-2017, Đại học Tây Nguyên. tr. 347-356.

    Nguyễn Anh Đức & Nguyễn Tuấn Sơn (2021). Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hoá ở tỉnh Đắk Nông. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 19(7): 987-996.

    Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Việt Phương & Vũ Đình Tôn (2019). Tình hình chăn nuôi và sử dụng thức ăn tự phối trộn trong các cơ sở chăn nuôi tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 243: 25-31.

    Nguyễn Văn Phơ, Phạm Văn Hùng & Nguyễn Thị Thu Huyền (2018). Thực trạng chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 16(10): 924-932.

    Phạm Thế Huệ (2017). Giá trị giống ước tính và chọn lọc tính trạng số con sơ sinh còn sống/ổ của lợn Landrace, Yorkshire nuôi tại tỉnh Gia Lai. Kỷ yếu tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học giai đoạn 2021-2017. Đại học Tây Nguyên. tr. 400-406.

    Phạm Thị Thanh Thảo, Nguyễn Xuân Trạch & Phạm Kim Đăng (2019). Ảnh hưởng của áp dụng Vietgahp trong chăn nuôi nông hộ đến năng suất chăn nuôi lợn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. 207(14): 149-152.

    Thái Thị Bích Vân (2017). Phát triển chăn nuôi trang trại trên địa bàn tỉnh Kon thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng. 2(111): 148-152.

    Trần Văn Quân, Tô Thế Nguyên & Trần Đình Thao (2019). Hiệu quả kỹ thuật và áp lực môi trường của các hộ chăn nuôi lợn ở Hải Dương. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 17(6): 516-524.

    Tổng cục Thống kê (2019). Niên giám thống kê 2018. Nhà xuất bản Thống kê.

    Tổng cục Thống kê (2020). Niên giám thống kê 2019. Nhà xuất bản Thống kê.

    Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy, Hồ Thị Lam Trà, Lê Hữu Hiếu & Đào Tiến Khuynh (2010). Xử lý và sử dụng chất thải trong các hệ thống chăn nuôi lợn trang trại tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 11: 43-48.

    Vũ Đình Tôn, Đặng Vũ Bình, Võ Trọng Thành, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Công Oánh & Phan Văn Chung (2007). Quy mô, đặc điểm các trang trại chăn nuôi lợn ở ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp. 4(V): 44-99.