Received: 14-04-2014
Accepted: 20-05-2014
DOI:
Views
Downloads
How to Cite:
Ảnhhưởngcủacácđộẩmđấtkhácnhauđếnsinhtrưởngvàhiệuquảsửdụngnướccủamộtsốgiốnglúa(OryzasativaL.) ở giaiđoạncâycon
Keywords
Độ ẩm đất, hạn, lúa ở giai đoạn cây con
Abstract
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến các đặc điểm sinh trưởng và hiệu quả sử dụng nước ở giai đoạn cây con của 6 giống lúa (Oryza sativar L.) (Beodien, KD18, Koshihikari, Sensho, Rayada). 5 ngày sau gieo hạt, tỉa để lại 1 cây ở mỗi chậu và bắt đầu xử lý độ ẩm đất với 3 mức: đối chứng là cho ngập nước; duy trì độ ẩm đất 24% (24%SMC)-độ ẩm tối ưu; độ ẩm đất 12% (12% SMC)-hạn. Kết quả của thí nghiệm chỉ ra rằng, khối lượng chất khô của thân lá (SDW), khối lượng chất khô của rễ (RDW), tổng khối lượng chất khô của toàn cây (TDW), diện tích lá (LA), lượng nước sử dụng (WU) và hiệu quả sử dụng nước (WUE) của 4 giống Rayada, Sensho, KD18, IR24 không có sự sai khác có ý nghĩa 95% giữa công thức đối chứng và công thức độ ẩm đất 24%. Hai giống Koshihikari và Beodien ở công thức độ ẩm đất 24% cho giá trị thấp hơn so với công thức đối chứng đối với các chỉ tiêu trên. Ở công thức độ ẩm đất 24% và 12%, tổng chiều dài rễ (RL), diện tích bề mặt rễ (RSA) có khuynh hướng tăng ở hầu hết các giống trừ giống Koshihikari. RL, RSA, thể tích rễ (RV) của giống Koshihikari trong điều kiện hảo khí thấp hơn công thức đối chứng. Giống Rayada đạt giá trị về RL, RSA, RV, SDW, TDW, LA và WU cao nhất so với các giống còn lại, kế đến là giống Sensho. Ngoài ra, giống Rayada còn đạt giá trị cao nhất về hiệu quả sử dụng nước (WUE) trong điều kiện hạn, kế đến là giống Sensho. Hai giống KD18, IR24 có giá trị về LA, SDW, RDW, TDW và WU thấp hơn so với các giống còn lại ở tất cả các công thức. Tuy nhiên, trong điều kiện hạn thì hai giống này không bị ảnh hưởng nhiều như các giống còn lại. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy rằng hai giống Rayada, Sensho phù hợp với hệ thống canh tác hảo khí, giống Koshihikari không phù hợp. Giống lúa nước indica KD18 và IR24 thích hợp với điều kiện hạn hơn giống lúa nước japonica Koshihikari.
References
AbdAllah, A.A., et al. (2010). “The role of root system Traits in the drought tolerance of rice (OryzasativarL.)”. World Academy of Science, Engineering and Technology 68.
Bouman, B.A.M., Wang, H., Yang, X., Zhao, J., Wang, C. (2002). Aerobic rice (Han Dao): a new way of growing rice in water-short areas. In: Proceedings of the 12thInternational Soil Conservation Organization Conference, 26-31 May, 2002, Bejing, China. Tsinghua University Press, pp. 175-181.
Bouman, B.A.M., S. Peng, A.R. Castaoedaand R.M. Visperas. (2005). Yield and water use of irrigated tropical aerobic rice systems. Agricultural Water Management, 74(2): 87-105.
Fitter, A.H. (1991). “Characteristics and functions of root systems”. In: Y. Waisel, A. Esheland U. kafkafieds., Plant Roots -The Hidden Half. Marcel Dekker, New York. 3-25.
George, T., Magbanua, R., Garrity, D.P., Tubana, B.S., Quiton, J. (2002). Rapid yield loss of rice cropped successively in aerobic soil. Agron. J. 94: 981-989.
Kobata, T., Okuno, T. and Yamamoto, T. (1996). Contributions of capacity for soil water extraction and water use efficiency to maintenance of dry matter production in rice subjected to drought. Jpn. J. Crop Sci. 64: 652-662.
Ingram, K.T.; Bueno, F.D; Namuco, O.S.; Yambao, E.B and Beyrouty, C.A. (1994). “Rice root traits for drought resistance and their genetic variation”. IRRI, Philippines. In G.J.D Kirk ed., Rice roots. Nutrient and Water Use. 67-77.
IWMI. (2000). International Water Management Institute (IWMI), 2000. IWMI Global Water Scarcity Study. International Water Management Institute, Colombo, Sri Lanka.
Lafitte, R et al. (2002. Genetic improvement of rice in aerobic systems: progress from yield to genes. Field Crops Research 75: 171-190.
Lin, S., Dittert, K., Sattelmacher, B. (2002). The Ground Cover Rice Production System (GCRPS)-a successful a new approach to save water and increase nitrogen fertilizer efficiency? In: Bouman, B.A.M., et al. 2002. Water-wise Rice Production. Proceedings of the International Workshop on Water-wise Rice Production, 8-11 April 2002, Los Banos, Philippines. International Rice Research Institute, Los Banos, Philippines, pp. 187-196.
Maya Matsunamiet al. (2012). Gentotypicvariation in biomass production at the early vegetative stage among rice cultivars subjected to deficient soil moisture regimes and its association with water uptake capacity. Plant Prod. Sci. 15: 82-91.
Matsuo N. et al .(2009). Growth and yield of six rice cultivars under three water-saving cultivations. Plant Prod. Sci. 12(4): 514-525.
Matsuo N. and Mochizuki T. (2010). Physiological and morphological traits related to water use by three rice (Oryzasativa L.) genotypes grown under aerobic rice systems. Plant Soil 335: 349-361.
Osaki, M., Shimono, T., Matsumoto, M., Zheng, T. and Tadano, T. (1997). A root-shoot interaction hypothesis of high productivity of field crops. Soil Sci. Plant Nutr. 43: 1097-1084.
Pandey, S., Bhandari, H. (2008). Drought: economic costs and research implications. In: Serraj, R., Bennett, J., Hardy, B. (Eds). Drought Frontiers in Rice: Crop Improvement for Increased RainfedProduction. World Scientific Publishing and Los Banos(Philippines): International Rice Research Institute, Singapore.
Pandey S., H. Bhandari, and B. Hardy. (2007). Economic costs of drought and rice farmers’ coping mechanisms: across-country comparative analysis. IRRI.
Rijsberman, Frank R. (2006). Water scarity: Fact or Fiction?.Agricultural water management 80: 5-22.
Serraj, R., et al. (2009). Drought resistance improvement in rice: an integrated genetic and resource management strategy. Plant Prod. Sci. 14, 1-14.
Stoop, W., Uphoff, N., Kassam, A. (2002). A review of agricultural research issues raised by the system of rice intensification (SRI) from Madagascar: opportunities for improving farming systems for resource-poor farmers. Agric. Syst. 71: 249-274.
Tabbal D.F., B.A.M. Bouman, S.I. Bhuiyan, E.B. Sibayan, M.A. Sattar. (2002). On-farm strategies for reducing water input in irrigated rice: case studies in the Philippines. Agric. Water Manage.,56 (2002): 93-112.
Yamauchi, A., Kono, Y. and Tatsumi, J. and Inagaki, N. (1998). Comparison of the capacities of waterlogging and drought tolerances among winter cereals. Jpn.J.CropSci. 57: 163-173.