Ngày nhận bài: 16-11-2012 / Ngày duyệt đăng: 06-01-2013
Khả năng sử dụng cám gạo làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho cá chép được đánh giá thông qua giá trị tiêu hóa của cám gạo và tỷ lệ sử dụng cám gạo trongthức ăn hỗn hợp cho cá. Tỷ lệtiêu hóa (ADC) của cám gạo đối với cá chép được thực hiện bằng phương pháp gián tiếp có sử dụng chất đánh dấu Cr2O3, phân cá được thu hồi bằng phương pháp lắng. Cám gạo có hàm lượng protein là 8,41%, lipid 13,51%. Tỷ lệtiêu hóa vật chất khô, protein và lipid của cám gạo đối với cá chép tương đối cao, đạt các giá trị lần lượt là 97,86%, 87,45% và 80,21%. Khả năng tiêu hóa các chất khoáng trong cám gạo của cá chép rất cao, đạt 87,16%. So với các nghiên cứu trước đây về tỷ lệtiêu hóa của các nguyên liệu đối với cá chép thì cám gạo có tỷ lệtiêu hóa tương đối cao, nguyên nhân có thể do cách chọn phương pháp xác định tỷ lệtiêu hóa khác nhau. Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ sử dụng cám gạo khác nhau đến tăng trưởng được thực hiện trên cá chép kích cỡ 50g/con với 3 loại thức ăn có chứa cám gạo ở mức 35%, 40% và 45%. Tốc độ tăng trưởng của cá chép cho ăn thức ăn sử dụng 35% cám gạo cao hơn thức ăn sử dụng 40% và 45% nhưng không có sự khác biệt khi so sánh giữa hai thức ăn sử dụng 40% và 45%. Tỷ lệ sử dụng cám gạo 35% là phù hợptrong sản xuất thức ăn cho cá chép. Cá sử dụng thức ăn chứa 35% cám gạo cho tốc độ tăng trưởng 2,23 g/con/ngày và hệ số chuyển đổi thức ăn FCR là 1,87.