Thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của tia gamma với các liều lượng khác nhau (0, 15, 18, 21 kR) đến cảm ứng đột biến ở các giống đậu tương ĐVN6, ĐT12 và ĐT20. Độ mẫm cảm của đậu tương với tia gamma được xác định dựa vào tỉ lệ nảy mầm, tỉ lệ sống sót và mức suy giảm sinh trưởng ở thế hệ M1. Những thay đổi đột biến đuợc khảo sát trên các đặc điểm hình thái, đặc điểm nông học và các yếu tố cấu thành năng suất, gồm màu sắc và dạng lá, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, mức độ phân cành, số cành, số quả/cây, khối lượng hạt và năng suất cá thể ở các thế hệ M2, M3 và M4. Nhìn chung, sự suy giảm về biểu hiện kiểu hình ở thế hệ M1 tỉ lệ thuận với liều lượng chiếu tia gamma. Mặc dù các giống phản ứng có khác biệt nhưng không đáng kể, liều lượng tới hạn để cảm ứng đột biến được xác định là 21 kR. Ở thế hệ M2 tỉ lệ đột biến diệp lục và đột biến hình thái tương đoi cao chứng tỏ hiệu quả của xử lý đột biến.. Với các tính trạng số lượng, đã quan sát thấy sự thay đổi giá trị trung bình theo hai hướng so với giống gốc cũng như tăng biến động kiểu hình ở các thế hệ M2, M3 and M4. Các tính trạng chiều cao cây, số cành, số quả/cây và khối lượng hạt có hệ số di truyền nghĩa rộng từ trung bình đến cao, nhưng hệ số di truyền của năng suất cá thể thấp, cho thấy chọn lọc các yếu tố cấu thành năng suất có thể cải tiến năng suất. Tổng số 15 dòng thế hệ M4 có những đặc điểm nông học và các yếu tố cấu thành năng suất tương đương hoặc tốt hơn các giống gốc được chọn lọc làm vật liệu cho việc cải tiến đậu tương.