Ngày nhận bài: 18-06-2014 / Ngày duyệt đăng: 01-09-2014
Mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn nói chung và quy trình sản xuất một số loại rau theo tiêu chuẩnVietGAP nói riêng, songdo nhiều nguyên nhân, chính quyền các địa phương còn lúng túng trong việc tổ chức, triển khai thực hiện; chậm ban hành các chính sách thúc đẩyphát triển sản xuất theo hướng VietGAP, khiến việc áp dụng quy trình này chưa rộng rãi, chủ yếu mới dừng lại ở bước xây dựng các mô hình. Sự tham gia của các chủ thể vào sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP ở hầu hết các địa phương còn mang tính tự phát, thiếu tính bền vững. Vì vậy, việc làm thế nào để tăng cường sự tham gia của các chủ thể vào sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP tại các địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, bảo đảm phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường đang là một yêu cầu bức thiết. Sử dụng kết quả nghiên cứu tại Hòa Bình, bài viết tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính và đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của các chủ thể vào sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP tại Hòa Bình.