Ngày nhận bài: 10-06-2020 / Ngày duyệt đăng: 21-01-2021
Chất lượng nấu nướng và ăn uống của gạo bao gồm hàm lượng amylose (AC) và độ gền gel (GC) là các tiêu chí quan trọng quyết định giá thành gạo xuất khẩu của Việt Nam. Các đặc tính này chủ yếu phụ thuộc vào thành phần amylose trong nội nhũ hạt gạo và do gen Waxyquy định. Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của đột biến điểm G/T ở gen Waxyvới AC và GT ở một số mẫu giống lúa của Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành đánh giá trên 64 mẫu giống lúa thu; kết quả phân tích được 26 mẫu giống có AC cao, 5 mẫu giống có AC trung bình; 20 mẫu giống có AC thấp; 2 mẫu giống có AC rất thấp và 11 mẫu giống có AC xếp vào nhóm lúa nếp. Kết quả đánh giá GC cũng phân loại mẫu giống gồm 25 mẫu giống rất cứng; 1 mẫu giống cứng; 13 mẫu giống trung bình; 11 mẫu giống mềm và 14 mẫu giống rất mềm. Phân tích sử dụng chỉ thị CAPS (Cleaved amplified polymorphic sequence) đã phát hiện 31 mẫu giống mang SNP loại G tương ứng với alen Wxavà 33 mẫu giống mang SNP loại T tương ứng với alen Wxb. So sánh kết quả xác định kiểu gen và kiểu hình cho thấy chỉ thị PCR-AccI xác định alen Wxbcủa gen Waxycó độ chính xác cao cần ứng dụng trong công tác chọn tạo giống lúa có hàm lượng amylose trung bình chất lượng cao.