Ngày nhận bài: 03-08-2021 / Ngày duyệt đăng: 21-01-2022
Xử lý nước thải nuôi tôm bằng phương pháp sinh học đang được các nhà khoa học quan tâm. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm sàng lọc các chủng Bacillussp. chịu mặn và oxy hóa amoni để loại bỏ amoni trong nước thải nuôi tôm. Trong nghiên cứu này, đã sàng lọc được 08 chủng Bacillussp.từ các vi khuẩn nội sinh phân lập từ cỏ Mần trầu. Hai chủng được lựa chọn làMT50 và MT51 có các đặc tính như: hiệu suất loại bỏ amoni cao (lần lượt là 80,36 và 82,24%), pH tối ưu là 7 và sinh trưởng tốt trong môi trường có nồng độ muối cao (4% NaCl). Ngoài ra, hai chủng này cũng cho thấy khả năng cải thiện nước thải nuôi tôm ở điều kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm TN1 với 1% huyền phù tế bào chủng MT51 cho thấy lượng amoni bị loại bỏ cao nhất (62,38%), trong khi kết quả của các nghiệm thức khác không có ý nghĩa (P >0,05). Thí nghiệm TN2, cả 2 chủng Bacillussp. đều loại bỏ amoni từ 72,25 và 78,85% ở ngày thứ 7. Thí nghiệm TN3, chủng MT51 cho hiệu quả loại bỏ amoni cao nhất với tỉ lệ bổ sung 1% huyền phù tế bào ở ngày thứ 4 là 79,91%. Kết quả cũng cho thấy sự hình thành của nitrit và nitrat trong các thí nghiệm và các chất này được loại bỏ bởi các chủng Bacillussp. nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 02 chủng Bacillussp. phân lập được có thể là loài khử nitrat hiếu khí dị dưỡng.