ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAM GIA LIÊN KẾT ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG DÂN TRỒNG LÚA Ở HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

Ngày nhận bài: 25-10-2021

Ngày duyệt đăng: 05-04-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Phát, H., & Nhân, T. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAM GIA LIÊN KẾT ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG DÂN TRỒNG LÚA Ở HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(5), 677–685. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/996

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAM GIA LIÊN KẾT ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG DÂN TRỒNG LÚA Ở HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

Huỳnh Lê Tấn Phát (*) 1 , Trần Quốc Nhân 2, 3, 1, 4, 5

  • 1 Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ
  • 2 Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo
  • 3 Khoa Phát triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ
  • 4 GraduateSchool of Agriculture, Tokyo University of Agriculture and Technology, Japan
  • 5 College of Rural Development, C
  • Từ khóa

    Ghép điểm xu hướng, liên kết, kết quả sản xuất, nông dân trồng lúa

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mô hình liên kết đến kết quả sản xuất lúa của nông dân. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 113 nông dân canh tác lúa ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vào năm 2020. Phương pháp ghép điểm xu hướng (Propensity Score Matching - PSM) chủ yếu được ứng dụng để đánh giá ảnh hưởng của việc tham gia mô hình liên kết đến sản xuất của nông dân. Kết quả phân tích cho thấy việc tham gia mô hình liên kết hầu như không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tham gia liên kết giúp tăng giá bán lúa cho nông dân ở mức ý nghĩa thống kê 5% và làm giảm chi phí sản xuất (có ý nghĩa thống kê 10%). Hộ tham gia gia liên kết đạt lợi nhuận cao hơn so với hộ không liên kết; tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

    Tài liệu tham khảo

    Austin P.C. (2011). An introduction to propensity score methods for reducing the effects of confounding in observational studies. Multivariate Behavioral Research. 46: 399-424.

    Ba H.A., De Mey Y., Thoron S. & Demont M.(2019). Inclusiveness of contract farming along the vertical coordination continuum: Evidence from the Vietnamese rice sector. Land Use Policy. 87: 104050.

    Becerril J. & Abdulai A. (2010). The Impact of Improved Maize Varieties on Poverty in Mexico: A Propensity Score-Matching Approach. World Development. 38: 1024-1035.

    Caliendo M. & Kopeinig S.(2008). Some Practical Guidance for the Implementation of propensity Score Matching. Journal of Economic Surveys. 22: 31-72.

    GSO (2017). Báo cáo kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2016. Tổng cục Thống kê.

    Kassie M., Shiferaw B. & Muricho G. (2011). Agricultural Technology, Crop Income, andPoverty Alleviation in Uganda. World Development. 39: 1784-1795.

    La Nguyễn Thùy Dung & Mai Văn Nam (2015). Phân tích hiệu quả tài chính của hộ sản xuất lúa theo mô hình liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.36: 92-100.

    Maertens M. &Velde K.V. (2017). Contract-farming in staple food chains: the case of rice in Bennin. World Development.95: 73-87.

    Maertens M. & Swinnen J.F.M. (2009). Trade, standards and poverty: evidence from Senegal. World Development. 37(1): 161-178.

    Mishra A.K., Kumar A., Joshi P.K. & D’Souza A. (2018). Impact of contract farming on yield, cost and profitability in low-value crop: evidence from a low-income country. The Australia Journal of Agricultural and Resource Economics. 62: 589-607.

    NanniciniT.(2007). Simulation-based Sensitivity Analysis for Matching Estimators. The stata Journal. 7: 334-350.

    Nguyên Phúc (2020). Thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. Truy cập từ http://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/thuc-day-lien-ket-san-xuat-gan-voi-tieu-thu-nong-san-446894/ ngày 5/10/2021

    Phạm Thị Thuyền, Đặng Đức Huy, Đặng Lê Hoa, Phạm Thị Nhiên & Lê Vũ (2020). Phân tích quyết định tham gia hợp đồng liên kết trong sản xuất lúa của nông hộ tại tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56: 256-265.

    Rosenbaum P.R. & Rubin D.B. (1983). The central role of the propensity score in observational studies for causal effects. Biometrika.70: 41-55.

    Smith J.A. & Todd P.E. (2005). Does matching overcome LaLonde’s critique of nonexperimental estimators? Journal of Econometrics. 125(1-2): 305-353.

    Sở NN&PTNT Hậu Giang (2020). Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND tỉnh Hậu Giang.

    Trần Quốc Nhân (2019). Yếu tố ảnh hưởng đến việc nông dân tham gia mô hình sản xuất và thu mua lúa qua hợp đồng: trường hợp mô hình của công ty Lộc Trời. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng. 17(2): 21-25.

    Trần Quốc Nhân (2020). Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ thông qua hợp đồng liên kết tiêu thụ ở ĐBSCL. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 377: 113-118.