THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI CÁ VÙNG RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG, CÁT HẢI, HẢI PHÒNG

Ngày nhận bài: 19-03-2014

Ngày duyệt đăng: 30-05-2014

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Quân, N., & Liên, N. (2024). THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI CÁ VÙNG RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG, CÁT HẢI, HẢI PHÒNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(3), 384–391. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/98

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI CÁ VÙNG RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG, CÁT HẢI, HẢI PHÒNG

Nguyễn Văn Quân (*) 1 , Nguyễn Thị Hương Liên 2

  • 1 Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Từ khóa

    Nguồn lợi cá biển, Phù Long, rừng ngập mặn, thành phần loài

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thành phần loài cá và biến động nguồn lợi tự nhiên trên cơ sở tư liệu của hai chuyến khảo sát thực địa (mùa mưa và mùa khô) được tiến hành vào năm 2011, tham khảo từ các đề tài, dự án thực hiện tại vùng rừng ngập mặn Phù Long, Cát Hải, Hải Phòng từ năm 2003-2011 và số liệu thống kê nghề cá từ những năm 1990 được lưu trữ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng. Dựa vào mẫu vật thu được của các chuyến khảo sát đã xác định được 63 loài thuộc 42 giống trong 25 họ phân bố trong khu vực nghiên cứu. Phân tích thành phần và kích cỡ khai thác của hai loại nghề là lưới kéo đáy và đăng đáy đều cho thấy nhóm cá tạp chiếm ưu thế so với nhóm cá kinh tế. Đặc biệt là nhóm cá có kích cỡ con non (< 10cm) chiếm tới 90% sản lượng. Rất hiếm gặp nhóm cá có giá trị cao kinh tế ở kích cỡ trưởng thành (21-30cm và > 30cm). Sự sụt giảm nhanh chóng về sản lượng khai thác tự nhiên tới 85-92% giai đoạn 1990-2011 ở nghề lưới kéo đáy và tới 50% sản lượng thuộc nghề đăng đáy. Đây là các minh chứng rõ rệt về sự cạn kiệt nguồn lợi cá trong rừng ngập mặn Phù Long. Cần gia tăng tính hiệu lực các biện pháp bảo vệ nguồn lợi và xã hội hóa công tác bảo tồn hướng tới quản lý bền vững nguồn lợi tự nhiên.

    Tài liệu tham khảo

    Allen GR. (2000). Marine Fishes of South-East Asia. Periplus Edition Ltd., HongKong.

    Bùi Đình Chung và Nguyễn Thị Hải (2004). Tác động của khu bảo tồn nguồn lợi Phù Long tới hoạt động nuôi trồng và đánh bắt. Kỷ yếu hội thảo “Nhìn lại hai năm thực hiện dự ánBVNLVB dựa vào cộng đồng”, tr. 8-15.

    Trần Định, Nguyễn Nhật Thi (1985). Danh mục cá biển Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học biển, Viện Nghiên cứu Biển, Hải Phòng, tr. 19-45.

    Eschmeyer W. N. (1998). Catalog of Fishes. Special publication No. 1 of the Center for Biodiversity Research and Information. California Academy of Sciences, 1-3: 1-2905.

    Froese R., Pauly D. (eds) (2004). FishBase 2004,CD-ROM. ICLARM, LosBanos, Laguna.

    Bùi Quang Mạnh và cs. (2009). Đa dạng sinh học, nguồn lợi cá trong hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình Việt Nam. Tuyển tập kỷ yếu hội nghị toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 45-51.

    Nakabo T. (2002)Fishes of Japan, English Edition. Tokai University Press.

    Nelson JS. (1994). Fishes of the world,3rded. John Wiley & Sons, Inc., New York

    Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi (1993-1997). Danh mục cá biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 1-450.

    Nguyễn Văn Quân (1997). Khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, tr. 1-54.

    Nguyen Van Quan (2012). Current status of marine ecosystems and influencing by climate change effects in Cat Ba biosphere reserve. Journal of Kurosio Sciences, Kochi University, Japan.

    Nguyễn Nhật Thi (1991). Cá biển Việt Nam (Cá xương vịnh Bắc Bộ). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 1-215.