ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI TÂY NGUYÊN

Ngày nhận bài: 12-08-2021

Ngày duyệt đăng: 21-01-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Thùy, N., Viên, T., Lâm, N., & Dương, N. (2024). ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI TÂY NGUYÊN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(3), 341–349. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/972

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI TÂY NGUYÊN

Nguyễn Thu Thùy (*) 1 , Trần Đức Viên 1 , Nguyễn Thanh Lâm 1 , Nông Hữu Dương 1

  • 1 Khoa Tài nguyên và Môi Trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Lâm nghiệp bền vững, sản xuất lâm nghiệp, Tây Nguyên

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất lâm nghiệp của hộ tại Tây Nguyên. Nghiên cứu phỏng vấn bán cấu trúc 175 hộ có trồng cây lâm nghiệp và phỏng vấn sâu 28 cán bộ chủ chốt.Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình trồng xen cây lâm nghiệp + cây công nghiệp +/cây ăn quảhiện được áp dụng phổ biến nhất. Thành phần loài cây lâm nghiệp được trồng trong hệ thống sử dụng đất của hộ tương đối đa dạng (23 loài cây chính), trong đó Bời lời đỏ (Litsea glutinosa), Muồng đen (Cassiasiamea), Gòn (Ceiba pentandra), Mắc ca (Macadamia integrifolia)là nhóm loài cây lâm nghiệp chủ đạo được nhiều hộ lựa chọn trồng. Tuy nhiên, thiếu đất canh tác, thiếu vốn để duy trì hệ thống và hiệu quả kinh tế mang lại từ cây lâm nghiệp thấp hơn so với các loài cây khác được xem là những rào cản chính trong phát triển sản xuất lâm nghiệp của các hộ đồng bào vùng Tây Nguyên. Hộ có xu hướng ưu tiên lựa chọn loài cây gỗ đa tác dụng hay các loài cây lâm sản ngoài gỗ để trồng trong hệ thống sản xuất của họ.

    Tài liệu tham khảo

    Angelsen A. (2010). Policies for reduced deforestation and their impact on agricultural production. PNAS. 107: 19639-19644.

    Bảo Huy (2018).Tóm tắt kết qủa đề tài nghiên cứu và các công bố liên quan về: Làm giàu rừng khộp suy thoái bằng cây Tếch (Tectona grandis L.f.). Truy cập từ https://baohuy-frem.org/vn/wp-content/uploads/ sites/3/2019/04/Tom-tat-LGR-Khop-bang-Tech-2018.pdf ngày 5/12/2020.

    Bộ NN&PTNT (2014). Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014của Bộ NN&PTNT ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp.

    Bộ NN&PTNT (2019).Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/03/2019 của Bộ NN&PTNTcông bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018.

    Cao Thị Lý (2018). Thách thức trong giải quyết mâu thuẫn đất đai và thúc đẩy sự tham gia của hộ gia đình và cộng đồng trong bảo vệ và phục hồi rừng ở Tây nguyên. Hội thảo: Tham vấn dự thảo Nghị định thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Tây Nguyên.

    Đinh Văn Tuyến, Bùi Thị Minh Nguyệt, Lã Nguyên Khang & Trần Quang Bảo (2019). Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệpở khu vực Tây Nguyên.Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.13: 151-158.

    Meyfroidt P., Vu T.P. & Hoang V.A. (2013). Trajectories of deforestation, coffee expansion and displacement of shifting cultivation in the Central Highlands of Vietnam. Global Environmental Change. 23(5): 1187-1198.

    Nguyễn Bá Ngãi (2019). Báo cáo tư vấn số IC.2019-03-02. Lâm nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2018), UNDP, Hà Nội.

    Sikor T. & Nguyen T.Q. (2007). Why may forest devolution not benefit the rural poor? Forest entitlements in Vietnam’s Central Highlands. World Development35(11): 2010-2025.

    Tổng cục Lâm nghiệp (2018). Số liệu thống kê diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp năm 2018.

    Tổng cục Lâm nghiệp(2020). Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTRgiai đoạn 2011-2020 và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030.

    Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam (2021).Cơ sở dữ liệu thực vật. Truy cập từ https://www.botanyvn. com/cnt.asp?param=edir) ngày 5/12/2020.