ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT XỬ LÝ HẠT ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÂY MÃ TIỀN LÔNG (Strychnos ignatii Berg.) TẠI THÁI NGUYÊN

Ngày nhận bài: 04-08-2021

Ngày duyệt đăng: 09-12-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Tuấn, N., Chung, Đỗ, Mạnh, H., & Cường, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT XỬ LÝ HẠT ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÂY MÃ TIỀN LÔNG (Strychnos ignatii Berg.) TẠI THÁI NGUYÊN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(1), 11–17. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/938

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT XỬ LÝ HẠT ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÂY MÃ TIỀN LÔNG (Strychnos ignatii Berg.) TẠI THÁI NGUYÊN

Nguyễn Minh Tuấn (*) 1 , Đỗ Hoàng Chung 2 , Hà Đức Mạnh 3 , Nguyễn Thế Cường 4

  • 1 Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
  • 2 Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
  • 3 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn
  • 4 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
  • Từ khóa

    Mã tiền lông (Strychnos ignatiiBerg.), xử lý hạt giống, nảy mầm, Thái Nguyên

    Tóm tắt


    Thí nghiệm được tiến hành nhằm mục đích xác định được kỹ thuật xử lý hạt giống thích hợp cho nhân giống cây Mã tiền lông bằng hạt. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại gồm các công thức: Công thức 1 (Không xử lý hạt giống - đối chứng), công thức 2 (Xử lý hạt giống bằng bào mòn cơ học), công thức 3 (Xử lý hạt giống bằng H2SO4nồng độ 50% trong 30 giây), công thức 4 (Xử lý hạt giống bằng ngâm ủ vào cát). Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức 4 (Xử lý hạt giống bằng ngâm ủ vào cát) cho kết quả tốt nhất về tỉ lệ nảy mầm (98,9%) và tỉ lệ cây xuất vườn (85,6%). Cả công thức 4 (Xử lý hạt giống bằng ngâm ủ vào cát) và công thức 2 (Xử lý hạt giống bằng bào mòn cơ học) đều cho chiều cao cây và số lá trên cây cao hơn so với công thức 1 (không xử lý hạt giống) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Từ kết quả nghiên cứu trên, đề xuất áp dụng công thức 4 (Xử lý hạt giống bằng ngâm ủ vào cát) trong nhân giống cây Mã tiền lông tại Thái Nguyên.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

    Frederich M., Tits M. & Angenot L. (2003). Indole alkaloids from Strychnos species and their antiplasmodial and cytotoxic activities. Chemistry of Natural Compounds. 39(6): 513-610.

    Nguyễn Minh Tuấn, Đặng Thị Tố Nga, Nguyễn Hữu Thọ, Đỗ Hoàng Chung & Nguyễn Văn Hồng (2021). Điều tra đánh giá thực trạng phân bố và giá trị sử dụng nguồn gen cây Mã tiền lông (Strychnos ignatiiBerg.1778) tại Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 8: 90-93.

    Nguyễn Thị Yến (2017). Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Viết (Mimusop elengiL.) ở giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 4: 46-53.

    Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công & Đỗ Hữu Thư (2012). Các loài thực vật quý hiếm và tiềm năng cây thuốc tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4. tr. 1361-1368.

    Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Lý, Nguyễn Tập, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Văn Tiến &Nguyễn Khắc Khôi (2007). Sách đỏ Việt Nam (Phần II - Thực Vật). Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

    Padua L.S.D., Bunyapraphatsara N. & Lemmens R.H.M.J. (1999). Plant Resources of South-East Asia in Medicinal and poisonous plants 1. Backhuys Publishers, Leiden. 12(1). ISBN 90-5782-042-0.

    Volfova A. &. Patocka J. (2003). Strynine history and to day (in Czech). Voj. Zdrav. Listy. 72: 110-113.