SỬ DỤNGMỘT SỐ HÀM HỒI QUY PHI TUYẾN TÍNHMÔ TẢ SINH TRƯỞNG CỦA GÀ F1(HỒ ×LƯƠNG PHƯỢNG)

Ngày nhận bài: 10-05-2021

Ngày duyệt đăng: 09-12-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Bộ, H., & Nhung, Đặng. (2024). SỬ DỤNGMỘT SỐ HÀM HỒI QUY PHI TUYẾN TÍNHMÔ TẢ SINH TRƯỞNG CỦA GÀ F1(HỒ ×LƯƠNG PHƯỢNG). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(1), 24–33. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/930

SỬ DỤNGMỘT SỐ HÀM HỒI QUY PHI TUYẾN TÍNHMÔ TẢ SINH TRƯỞNG CỦA GÀ F1(HỒ ×LƯƠNG PHƯỢNG)

Hà Xuân Bộ (*) 1 , Đặng Thuý Nhung 2

  • 1 Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Hàm hồi quy phi tuyến tính, gà F1(Hồ × Lương Phượng), mô hình sinh trưởng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2019 đến tháng 3/2021 tại Trại Thực nghiệm, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm mô tả sinh trưởng và xác định hàm sinh trưởng phù hợp để ước tính khối lượng của gà F1(Hồ Lương Phượng). Các hàm sinh trưởng: Logistic, Bertalanffy, Gompertz, Richards, Brody và Negative Exponential được sử dụng để ước tính khối lượng của gà HLP. Dữ liệu về sinh trưởng được theo dõi trên 210 con (105 trống và 105 mái) giai đoạn từ 1 đến 15 tuần tuổi. Hàm Logistic, Gompertz được đánh giá phù hợp để mô tả sinh trưởng của gà trống, gà mái với hệ số xác định cao nhất (96,55 và 96,79%) và giá trị MSE thấp nhất (32.371,80 và 18.625,90). Thời gian, khối lượng lúc bắt đầu pha sinh trưởng nhanh đạt 2,7 tuần, 280 g/con (gà trống) và 3,1 tuần, 264 g/con (gà mái). Thời gian, khối lượng tại điểm uốn đạt 7,82 tuần, 1.400,63 g/con (gà trống) và 7,13 tuần, 970,65 g/con (gà mái). Thời gian, khối lượng lúc kết thúc pha sinh trưởng chậm đạt 12,9 tuần, 2.521 g/con (gà trống) và 17,6 tuần, 2.375 g/con (gà mái). Sử dụng hàm hồi quy đa thức là phù hợp để xác định mối liên hệ giữa tuần tuổi với lượng thức ăn thu nhận và tiêu tốn thức ăn của gà HLP. Hàm Logistic và Gompertz phù hợp nhất để mô tả sinh trưởng của gà HLP.

    Tài liệu tham khảo

    Brody S. (1945). Bioenergetics and Growth.Reinhold Publishing. Baltimol, New York.

    Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh (2011). Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp gà lai kinh tế 3 giống (Mía - Hồ - Lương phượng). Tạp chí Khoa học và Phát triển.9(6): 941-947.

    Castillo D.E. (2007). Process optimization: a statistical approach. (105). Springer Science & Business Media. pp. 118-122.

    Đặng Vũ Hoà (2015). Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3).Luận án Tiến sỹ chuyên ngành chăn nuôi. Viện Chăn nuôi, 135tr.

    Darmani Kuhi H., Kebreab E., Lopez S. & France J. (2003). A comparative evaluation of functions for the analysis of growth in male broilers. The Journal of Agricultural Science.140(4): 451.

    Darmani Kuhi H., Porter T., Kebreab E., Lopez S. & France J. (2007). A comparative evaluation of functions for the analysis of growth in turkeys. Proceedings of the 16th European Symposium on Poultry Nutrition. pp. 109-111.

    Darmani Kuhi H., Porter T., López S., Kebreab E., Strathe A., Dumas A., Dijkstra J. & France J. (2010). A review of mathematical functions for the analysis of growth in poultry. World's Poultry Science Journal.66(2): 227-240.

    Goliomytis M., Panopoulou E. & Rogdakis E. (2003). Growth curves for body weight and major component parts, feed consumption, and mortality of male broiler chickens raised to maturity. Poultry Science.82(7): 1061-1068.

    Gompertz B. (1825). XXIV. On the nature of the function expressive of the law of human mortality, and on a new mode of determining the value of life contingencies. In a letter to Francis Baily, Esq. FRS &c. Philosophical transactions of the Royal Society of London.(115): 513-583.

    Goshu A.T. & Koya P.R. (2013). Derivation of inflecton point of nonlinear regression curves - implications to statistics. American Journal of Theoretical and Applied Statistics.2(6): 268-272.

    Hà Xuân Bộ, Lê Việt Hà & Đặng Thuý Nhung (2021). Khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà lai Hồ x Lương Phượng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi.266: 9-14.

    Nguyen Hoang T., Do H.T., Bui D.H., Pham D.K., Hoang T.A. & Do D.N. (2021). Evaluation of non‐linear growth curve models in the Vietnamese indigenous Mia chicken. Animal Science Journal.92(1): e13483.

    Osei-Amponsah R., Kayang B., Naazie A., Barchia I. & Arthur P. (2014). Evaluation of models to describe temporal growth in local chickens of Ghana. Iranian Journal of Applied Animal Science.4(4): 855-861.

    Pearl R. & Slobodkin L. (1976). The growth of populations. The quarterly review of biology.51: 6-24.

    Porter T., Kebreab E., Kuhi H.D., Lopez S., Strathe A. & France J. (2010). Flexible alternatives to the Gompertz equation for describing growth with age in turkey hens. Poultry Science.89(2): 371-378.

    Richards F.J. (1959). A flexible growth equation for empirical use. Journal of Experimental Botany.10: 290-300.

    Von Bertalanffy L. (1957). Quantitative laws for metabolism and growth. The quarterly review of biology.32(3): 217-231.

    Vũ Đình Tôn & Hán Quang Hạnh (2010). Xác định mức sử dụng bột giun quế (Perionyx excavatus) thích hợp trong khẩu phần ăn của gà Broiler (Hồ ×Lương Phượng) nuôi thả vườn. Tạp chí Khoa học và Phát triển.8(6): 949-958.

    Yang Y., Mekki D., Lv S., Wang L., Yu J. & Wang J. (2006). Analysis of fitting growth models in Jinghai mixed-sex yellow chicken. International Journal of Poultry Science.5(6): 517-521.