NĂNG SUẤT THÂN THỊT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊTCỦA GÀ LAI F1(HỒ ×LƯƠNG PHƯỢNG)

Ngày nhận bài: 10-05-2021

Ngày duyệt đăng: 07-07-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Bộ, H., & Nhung, Đặng. (2024). NĂNG SUẤT THÂN THỊT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊTCỦA GÀ LAI F1(HỒ ×LƯƠNG PHƯỢNG). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(11), 1428–1435. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/902

NĂNG SUẤT THÂN THỊT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊTCỦA GÀ LAI F1(HỒ ×LƯƠNG PHƯỢNG)

Hà Xuân Bộ (*) 1 , Đặng Thúy Nhung 2

  • 1 Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Gà lai F1(Hồ Lương Phượng), năng suất thân thịt, chất lượng thịt

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá năng suất thân thịt, chất lượng thịt và thành phần hoá học thịtcủa gàlai F1(Hồ x Lương Phượng- HLP) nuôi tại trại thực nghiệm Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ tháng 06/2019 đến tháng 3/2021. Năng suất thân thịt, chất lượng thịt và thành phần hoá học thịt của gà HLP được theo dõi trên tổng số 18 con (9 gà trống và 9 gà mái) lúc 15 tuần tuổi. Gà trống HLP có khối lượng giết mổ (2,74kg), tỉ lệ thân thịt (69,75%) cao hơn (P <0,05) so với gà mái (2,19kg và 65,91%). Tỉ lệ thịt đùi của gà trống (22,20%) và gà mái (23,13%) cao hơn so với thịt lườn (15,28 và 16,06%). Tính biệt không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng thịt lườn và thịt đùi (P >0,05), ngoại trừ pH thịt đùi ở 15 phút sau giết thịt (P <0,05). Vật chất khô, lipit thô và khoáng tổng số có sự khác biệt không rõ rệt (P >0,05) giữa gà trống và gà mái, ngoại trừ chỉ tiêu protein thô của thịt đùi (P <0,05). Gà HLP có khối lượng giết thịt lúc 15 tuần tuổi cao, nhưng tỉ lệ thân thịt thấp. Các chỉ tiêu về chất lượng thịt và thành phần hoá học thịt gà HLP đạt tốt và phù hợp về chất lượng thịt gà.

    Tài liệu tham khảo

    Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh (2011). Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp gà lai kinh tế 3 giống (Mía - Hồ - Lương phượng). Tạp chí Khoa học và Phát triển.9(6): 941-947.

    Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh (2011). Khả năng sản xuất của gà F1(Hồ x Lương Phượng) và gà lai Lương Phương Hồ Lương Phượng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 31: 12-20.

    Bùi Hữu Đoàn & Nguyễn Văn Lưu (2006). Một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Hồ. Tạp chí Khoa học Kỹthuật Nông nghiệp. 4(4+5): 95-104.

    Hồ Xuân Tùng & Phan Xuân Hảo (2010). Năng suất và chất lượng thịt của gà ri và con lai với gà Lương Phượng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi.12: 13-19.

    Jaturasitha S., Srikanchai T., Kreuzer M. & Wicke M. (2008). Differences in carcass and meat characteristics between chicken indigenous to northern Thailand (Black-boned and Thai native) and imported extensive breeds (Bresse and Rhode Island Red). Poultry Science.87(1): 160-169.

    Lê Thị Thuý, Trần Thị Kim Anh & Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010). Khảo sát thành phần và chất lượng thịt gà H’Mông và gà Ri ở 14 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi.25: 8-13.

    Nguyễn Bá Mùi, Nguyễn Chí Thành, Lê Anh Đức & Nguyễn Bá Hiếu (2012). Đặc điểm ngoại hình và khả năng cho thịt của gà địa phương lông cằm tại Lục Ngạn, Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển.10(7): 978-985.

    Nguyễn Chí Thành, Lâm Thị Hà, Bùi Huy Doanh & Phan Xuân Hảo (2012). Khả năng sinh trưởng và năng suất cho thịt của gà chùm lông đầu - Lục Ngạn, Bắc Giang. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi.4: 11-16.

    Nguyễn Hoàng Thịnh, Bùi Hữu Đoàn & Nguyễn Thị Phương Giang (2020). Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà Ri Lạc Sơn. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi.256: 14-18.

    Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thuý Hằng, Hoàng Anh Tuấn & Bùi Hữu Đoàn (2016). Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển.14(1): 9-20.

    Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Duy & Vũ Đình Tôn (2017). Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà H'Mông nuôi theo phương thức công nghiệp. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.15(4): 438-445.

    Nguyen Van Duy, Moula N., Moyse E., Do Duc Luc, Vu Dinh Ton & Farnir F. (2020). Productive performance and egg and meat quality of two indigenous poultry breeds in Vietnam, Ho and Dong Tao, fed on commercial feed. Animals: an open access journal from MDPI.10(3): 408.

    Saykham S. & Đặng Vũ Bình (2018). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Hon Chu. Tạp chí Khoa Học Nông nghiệp Việt Nam.16(12): 1039-1048.

    Schilling M., Radhakrishnan V., Thaxton Y., Christensen K., Thaxton J. & Jackson V. (2008). The effects of broiler catching method on breast meat quality. Meat Science.79(1): 163-171.

    Văn Thị Ái Nguyên & Võ Văn Sơn (2015). Ảnh hưởng của các mức sử dụng lá Trichanthera giganteatươi lên năng suất và chất lượng thân thịt của gà Lương Phượng. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 40(2): 38-43.

    Vũ Đình Tôn & Hán Quang Hạnh (2010). Xác định mức sử dụng bột giun quế (Perionyx excavatus) thích hợp trong khẩu phần ăn của gà Broiler (Hồ x Lương Phượng) nuôi thả vườn. Tạp chí Khoa học và Phát triển.8(6): 949-958.

    Yu L., Lee E., Jeong J., Paik H., Choi J. & Kim C. (2005). Effects of thawing temperature on the physicochemical properties of pre-rigor frozen chicken breast and leg muscles. Meat Science.71(2): 375-382.