ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP -KINH NGHIỆM THÀNH CÔNGTỪ MỘT SỐ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 05-05-2021

Ngày duyệt đăng: 17-08-2021

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Phương, N., Cúc, M., Thủy, B., Hà, Q., Thái, H., & Bằng, N. (2024). ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP -KINH NGHIỆM THÀNH CÔNGTỪ MỘT SỐ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(10), 1400–1410. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/900

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP -KINH NGHIỆM THÀNH CÔNGTỪ MỘT SỐ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thu Phương (*) 1 , Mai Thanh Cúc 1 , Bạch Văn Thủy 1 , Quyền Đình Hà 1 , Hoàng Minh Thái 2, 1 , Nguyễn Đức Bằng 3, 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • 3 Vụ Tổng hợp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Từ khóa

    Hợp tác xã nông nghiệp, công nghệ cao, kinh nghiệm

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm tổng kết những kinh nghiệm, từ đó đề xuất những kiến nghị nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Thông tin, số liệu sử dụng trong bài viết được thu thập từ phỏng vấn sâu cán bộ quản lý và thảo luận nhóm với thành viên các hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội và Long An. Tổng kết kinh nghiệm cho thấy, để ứng dụng thành công công nghệ cao trong nông nghiệp, i) các hợp tác xã cần thành lập và hoạt động dựa trên nhu cầu và lợi ích của thành viên; ii) có những đột phá trong tư duy sản xuất kinh doanh, có chiến lược và kế hoạch phát triển gắn với xu thế thời đại; iii) có quyết tâm, bền bỉ và sự đồng thuận của cả ban lãnh đạo và toàn thể thành viên; iv) lựa chọn, thí điểm và nhân rộng công nghệ phù hợp,chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào các tài sản chung của hợp tác xã; v) đa dạng và linh hoạt các hình thức liên kết; vi) tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn và các tổ chức.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT (2018). Đề án phát triển 15.000 HTX. Liên hiệp HTX hoạt động hiệu quả đến năm 2020.

    Bộ NN& PTNT (2020). Báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện Kế hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 về phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

    Bùi Quang Tuấn, Lê Đăng Pha, Hà Đình Thành & Nguyễn Thị Thanh Hương(2020). Mô hình ứng dụng công nghệ cao dựa trên chuỗi giá trị cà phê: Nghiên cứu trường hợp Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Quyết Tiến, tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Xã hội Miền Trung. 2: 68-78.

    Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã (2020). Liên kết,hợp tác cùng phát triển -xu hướng hội . nhập quốc tế và thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hà Nội, Tháng 12/2020

    Hoàng Vũ Quang & Nguyễn Tiến Định (2020). Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 17: 74-76.

    Lê Xuân Diệu (2021). Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á. 3: 53-70.

    Minh Hoàng (2021). Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Giảm phụ thuộc, tăng giá trị vẫn khó nhân rộng. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. 1+2: 34-35.

    Nguyễn Mạnh Hổ (2017). Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Một số kết quả và đề xuất. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 9: 58-60.

    Nguyễn Phượng Lê& Đặng Xuân Phi (2020). Vai trò của Hợp tác xã trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản: bài học từ các tỉnh vùng Tây Nguyên. Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 33.

    Nguyễn Thị Thu Phương,Trần Mạnh Hải, Quyền Đình Hà, Đỗ Thị Nhài & Nguyễn Thị Nhung (2020). Thực trạng ứng dụng công nghệ cao của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(9): 757-766.

    Trần Mạnh Hải, Nguyễn Thị Thu Phương, Mai Lan Phương & Nguyễn Thị Minh Hiền(2021). Thực trạng ứng dụng công nghệ cao của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Long An. Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh (ĐHQG Hà Nội). 1: 78-89.