Ngày nhận bài: 05-05-2021
Ngày duyệt đăng: 02-06-2021
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ BÍ XANH, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
Từ khóa
Chuỗi giá trị, bí xanh, Kỳ Sơn, Hòa Bình
Tóm tắt
Sản xuất bí xanh đã đóng góp vào cải thiện sinh kế cho nhiều nông dân ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình nhưng sản xuất còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị bí xanh, từ đó đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị bí xanh trong huyện. Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp kết hợp với nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 120 tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bí xanh bao gồm các hộ sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ và cán bộ địa phương năm 2018. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chuỗi giá trị sản phẩm bí xanh trong huyện vận hành chủ yếu thông qua 3 kênh thị trường chính. Nông hộ là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị, kế đến là tác nhân bán buôn và bán lẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chuỗi sản xuất bí xanh trên địa bàn huyện bao gồm thị trường, thể chế chính sách, điều kiện tự nhiên, trình độ của các tác nhân trong chuỗi, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Quang Giám, Lê Thanh Hà & Đồng Thanh Mai (2015). Các yếu tố tác động tới chuỗi giá trị sản phẩm đặc sản ổi Đông Dư. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(3): 455-463.
Hà Hoàng (2019). Huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình): Dân đổi đời nhờ trồng bạt ngàn bí xanh. Truy cập từ https://danviet.vn/huyen-ky-son-hoa-binh-dan-doi-doi-nho-trong-bat-ngan-bi-xanh-77771024085.htm ngày 15/04/2021.
Kaplinsky & Morris (2001). A handbook for value chain research. The Institute of Development Studies, University of Sussex. Brighton, United Kingdom.
Lê Đình Hải (2018). Phân tích chuỗi giá trị rau an toàn tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp. 3: 11-21.
Nguyễn Anh Minh & Nguyễn Tuấn Sơn (2014). Giải pháp tăng cường sự tham gia của các chủ thể vào sản xuất và tiêu thụ rau VietGap tại tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 12(6): 972-980
Nguyen Huu Nhuan, Nguyen Thi Thu Huyen, Nguyen Thi Duong Nga, Pham Van Hung, Pham Kieu My, Ninh Xuan Trung & Dale Yi (2018). Improving vegetable farming systems and marketing for small-scale producers in Bac Ha district, Lao Cai province. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 16(9): 847-858.
Nguyễn Hữu Nhuần, Nguyễn Thị Thu Huyền & Nguyễn Ngọc Vinh (2020). Đánh giá hiệu quả sản xuất rau của hộ nông dân tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(9): 705-712.
Nguyễn Quốc Nghi (2015). Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 40: 75-82.
Trần Công Thắng, Emma Samman, Karl Rich, Phạm Quang Diệu, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Văn Thành & Đặng Văn Thư (2004). Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Nghiên cứu đối với ngành chè. Trung tâm Tin học Nông nghiệp và PTNT (ICARD).
Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn (2018). Báo cáo kinh tế xã hội huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn (2018). Quyết định số 1121/QĐ-UBND ngày 8/5/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Võ Thị Thanh Lộc & Nguyễn Ngọc Châu (2009). Gạo Việt Nam nhìn từ chuỗi giá trị lúa gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại Cần Thơ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 132: 3-5.