Ngày nhận bài: 16-04-2021
Ngày duyệt đăng: 09-07-2021
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH CHỨA VI KHUẨN HÒA TAN LÂN ĐẾN CẢI THIỆNSINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT NGÔ LAI TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA TRONG ĐÊTẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Từ khóa
Chế phẩm vi sinh, đất phù sa trong đê, ngô lai, vi khuẩn hòa tan lân
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của 03 chế phẩm vi sinh chứa dòng vi khuẩn hòa tan lân đến sinh trưởng và năng suất ngô lai trồng trên đất phù sa trong đê thu tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 13 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một chậu. Nghiệm thức gồm (i) 100% P, (ii) 75% P, (iii) 50% P, (iv) 25% P, (v) 75% P + CPVS-BL-1, (vi) 50% P + CPVS-BL-1, (vii) 25% P + CPVS-BL-1, (viii) 75% P + CPVS-BL-2, (ix) 50% P + CPVS-BL-2, (x) 25% P + CPVS-BL-2, (xi) 75% P + CPVS-BL-3, (xii) 50% P + CPVS-BL-3 và (xiii) 25% P + CPVS-BL-3. Kết quả cho thấy bón 75% P kết hợp với chế phẩm vi sinh CPVS-BL-1 chứa dòng vi khuẩn Enterobacter cloacaeAG-VR-B-15, AG-VR-B-56 và AG-VR-B-43 hoặc chế phẩm vi sinh CPVS-BL-2 chứa dòng vi khuẩn Burkholderia vietnamiensisAG-VR-B-21, AG-VR-B-08 và AG-VR-B-10 hay chế phẩm vi sinh CPVS-BL-3 chứa dòng vi khuẩn AG-VR-B-15, AG-VR-B-56 và AG-VR-B-43, B. vietnamiensis AG-VR-B-21, AG-VR-B-08 và AG-VR-B-10 vẫn đảm bảo chiều cao cây, tổng số lá và đường kính cây ngô. Bón chế phẩm vi sinh CPVS-BL-1, hoặc CPVS-BL-3 kết hợp giảm 25-75% phân lân vẫn đạt năng suất cao hơn nghiệm thức bón 100% lân theo khuyến cáo so với không bổ sung chế phẩm vi sinh.
Tài liệu tham khảo
Akhtar N., Naveed M., Khalid M., Ahmad N., Rizwan M. & Siddique S. (2018). Effect of bacterialconsortia on growth and yield of maize grown in Fusariuminfested soil. Soil & Environment. 37(1): 35-44.
Bjelić D., Marinković J., Tintor B. & Mrkovački N. (2018). Antifungal and plant growth promoting activities of indigenous rhizobacteria isolated from maize (Zea maysL.) rhizosphere. Communications in Soil Science and Plant Analysis. 49(1): 88-98.
Breedt G., Labuschagne N. & Coutinho T.A. (2017). Seed treatment with selected plant growth-promoting rhizobacteria increases maize yield in the field. Annals of Applied Biology.171(2): 229-236.
Bùi Thị Mai Phụng, Huỳnh Công Khánh, Phạm Văn Toàn & Nguyễn Hữu Chiếm (2017). Đánh giá khối lượng bồi tích và thành phần dinh dưỡng của phù sa trong và ngoài đê bao khép kính tỉnh An Giang. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu. 1: 146-152.
Chu Nguyên Thanh, Nguyễn Yến Nhi, Đào Ngọc Điệp, Trần Thị Hoài Bảo, Hoàng Thị Thanh Minh & Bùi Văn Lệ (2018). Đánh giá khả năng kích thích tăng trưởng thực vật của hai chủng Pseudomonasphân lập từ vùng rễ cây bắp. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học tự nhiên. 2(2): 38-46.
Di Salvo L.P., Cellucci G.C., Carlino M.E. & de Salamone I.E.G. (2018). Plant growth-promoting rhizobacteria inoculation and nitrogen fertilization increase maize (Zea maysL.) grain yield and modified rhizosphere microbial communities. Applied Soil Ecology. 126: 113-120.
Hayat R., Ali S., Amara U., Khalid R. & Ahmed I. (2010). Soil beneficial bacteria and their role in plant growth promotion a review. Annals of Microbiology. 60(4): 579-598.
Kaur H., Kaur J. & Gera R. (2016). Plant growth promoting rhizobacteria: a boon to agriculture. Int J Cell Sci Biotechnol. 5: 17-22.
Ke X., Feng S., Wang J., Lu W., Zhang W., Chen M. & Lin M. (2019). Effect of inoculation with nitrogen-fixing bacterium Pseudomonas stutzeriA1501 on maize plant growth and the microbiome indigenous to the rhizosphere. Systematic and Applied Microbiology. 42(2): 248-260.
Martins M.R., Jantalia C.P., Reis V.M., Döwich I., Polidoro J.C., Alves B.J.R. & Urquiaga S. (2018). Impact of plant growth-promoting bacteria on grain yield, protein content, and urea-15 N recovery by maize in a Cerrado Oxisol. Plant and soil. 422(1-2): 239-250.
Muhammad I.H., Hafiz A.N., MuhammadA.J. & Muhammad A. (2013). Impact of phosphate solubilizing bacteria on growth and yield of maize. Soil & Environment. 32(1): 71-78.
Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Thái Lê, Trần Hoàng Em, Lâm Dư Mẩn, Trần Ngọc Hữu, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Chí Nhân & Lý Ngọc Thanh Xuân (2019). Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn có khả năng cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng cây trồng từ đất vùng rễ cây bắp lai. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 23: 17-23.
Nguyễn Quốc Khương, Trần Ngọc Hữu, Lê Vĩnh Thúc, Trần Hoàng Em, Hứa Hữu Đức, Lâm Dư Mẩn, Nguyễn Kim Quyên, Trần Chí Nhân & Lý Ngọc Thanh Xuân (2020). Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn nội sinh cây bắp lai có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3 + 4: 13-18.
Qaisrani M.M., Zaheer A., Mirza M.S., Naqqash T., Qaisrani T.B., Hanif M.K. & Mirza Z. (2019). A comparative study of bacterial diversity based on culturable and culture-independent techniques in the rhizosphere of maize (Zea maysL.). Saudi Journal of Biological Sciences.26(7): 1344-1351.
Tchakounté G.V.T., Berger B., Patz S., Fankem H. & Ruppel S. (2018). Data on molecular identification, phylogeny and in vitro characterization of bacteria isolated from maize rhizosphere in Cameroon. Data in Brief. 19: 1410-1417.
Trần Anh Thư & Trương Thị Nga (2014). Đặc tính hóa học đất vùng đê bao kiểm soát lũ ở An Giang. Tạp chí Khoa học Đất. 44: 5-11.
Võ Hồng Tú, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Thùy Trang & Lê Văn An (2012). Tính tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 22b: 294-303.