NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG MỘT SỐ THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC AO NUÔI TÔM

Ngày nhận bài: 16-02-2020

Ngày duyệt đăng: 06-07-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Huyền, Đặng, & Dung, N. (2024). NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG MỘT SỐ THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC AO NUÔI TÔM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(9), 1180–1189. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/876

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG MỘT SỐ THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC AO NUÔI TÔM

Đặng Thị Thúy Huyền (*) 1 , Nguyễn Kim Dung 1

  • 1 Khoa Cơ - Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Hệ thống giám sát và cảnh báo tự động, thông số môi trường ao nuôi tôm, độ pH, nồng độ DO, độ mặn

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm mục tiêu thiết kế, chế tạo hệ thống giám sát và cảnh báo tự động 03 thông số môi trường trong các ao nuôi tôm gồm độ pH, nồng độ DO và độ mặn. Khác với phương pháp đo thủ công bằng các bộ KIT, máy đo cầm tay yêu cầu nhiều nhân công, hay giám sát tự động từ mạng cảm biến với các nút đặt tại mỗi ao thường có giá thành cao, nghiên cứu này đề xuất việc sử dụng 01 trạm đo để giám sát từ xa môi trường nước của 03 ao nuôi thông qua một ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh. Mẫu nước của 03 ao được bơm lần lượt về trạm đo, tại đây, các thông số được xác định, xử lý và gửi tới giao diện giám sát trên điện thoại, đồng thời đưa ra cảnh báo kịp thời tới người quản lý thông qua tin nhắn khi các thông số này nằm ngoài ngưỡng cho phép. Nghiên cứu không chỉ ứng dụng cho môi trường ao nuôi tôm mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là một hướng mở trong việc áp dụng tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó có thể phát triển hệ thống giám sát, lưu trữ dữ liệu tự động môi trường ao nuôi góp phần đưa ra phương án quản lý ao nuôi hiệu quả nhất.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT (2014). QCVN 02-19:2014/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản..

    Cenintec (2019). Hệ thống giám sát chất lượng nước nuôi trồng thủy sản e-AQUA. Truy cập từ https://cenintec.com/e-aqua, ngày 10/11/2019.

    Dương Thái Bình & Võ Minh Trí (2016). Mô hình trường 3D thông số môi trường ao nuôi thủy sản. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 43a: 102-108.

    Nocheski S. & Naumoski A. (2018). Water monitoring IoT system for fish farming ponds. International scientific journal “ Industry 4.0”. 2: 77-79.

    NK Engineering (2019). Hệ thống giám sát môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản. Truy cập từ http://nkengineering.com.vn/giam-sat-moi-truong-nuoc-trong-nuoi-trong-thuy-san.html, ngày 10/11/2019

    Phạm Lương Hoàn, Khương Anh Sơn, Hoàng Phi Long, Phan Văn Đông, Phạm Thanh Toàn & Lê Thị Ny (2019). Thiết kế và chế tạo mô hình tự động điều khiển một số thông số môi trường cho ao nuôi tôm quy mô phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp. 3(2): 1389-1396

    Saparudin F.A., Chee T.C., Ghafar A.S.Ab, Majid H.A. & Katiran N. (2019). Wireless water quality monitoring system for high density aquaculture application. Indonesian Journal of Electrical Engineering and Computer Science. 13(2): 507-513.

    Thủ tướng chính phủ (2018). Quyết định số 79/QĐ-TTgngày 18/01/2018 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.