THỰC VẬT NGẬP MẶN KHU VỰC SÔNG THẠCH HÃN VÀ BẾN HẢI, TỈNH QUẢNG TRỊ

Ngày nhận bài: 03-03-2021

Ngày duyệt đăng: 23-04-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Thoa, N., Duy, Đỗ, Tuấn, B., Hướng, T., & Giỏi, P. (2024). THỰC VẬT NGẬP MẶN KHU VỰC SÔNG THẠCH HÃN VÀ BẾN HẢI, TỈNH QUẢNG TRỊ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(7), 913–922. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/858

THỰC VẬT NGẬP MẶN KHU VỰC SÔNG THẠCH HÃN VÀ BẾN HẢI, TỈNH QUẢNG TRỊ

Nguyễn Kim Thoa (*) 1 , Đỗ Anh Duy 1 , Bùi Minh Tuấn 1 , Trần Văn Hướng 1 , Phùng Văn Giỏi 1

  • 1 Viện Nghiên cứu Hải sản
  • Từ khóa

    Phân bố, thành phần loài, thực vật ngập mặn, sông Bến Hải, sông Thạch Hãn

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 12/2019 và tháng 8/2020 để đánh giá hiện trạng phân bố thực vật ngập mặn tại khu vực sông Thạch Hãn và sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 16 loài thuộc 13 họ, 3 lớp của 2 ngành thực vật (ngành dương xỉ và ngành hạt kín). Trong đó, bần chua (Sonneratia caseolaris) là loài phân bố chính tại các khu vực này, chiếm diện tích phân bố trên 60%. Tại khu vực sông Bến Hải, chủ đạo là rừng bần tự nhiên, mọc rải rác tạo thành những dải hẹp ven sông. Tại khu vực sông Thạch Hãn là những rừng bần trồng tại vùng triều lầy thụt và trong các đầm nuôi trồng thuỷ sản được Nhà nước thu lại để phát triển rừng. Diện tích phân bố rừng ngập mặn tại khu vực sông Thạch Hãn lớn, phân bố tập trung hơn so với khu vực sông Bến Hải. Độ tán che phủ của rừng trung bình đạt 84,0%; mật độ trung bình đạt 72,4 cây/100 m2. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bức tranh tổng quan nhất về hiện trạng thực vật ngập mặn phân bố tại hai khu vực này.

    Tài liệu tham khảo

    Aksornkoae S. (1987). Mangroves of Asia and the Pacific: Status and Management. Country report: Thailand. Pp.231-262.

    Cronquist A. (1981). An integrated system of classification of flowering plants. New York: Columbia University Press. 1262p.

    Cronquist A. (1988). The evolution and classification of flowering plants (2nd eds). Bronx N.Y., USA: New York Botanical Garden. 555p.

    Dương Viết Tình, Nguyễn Trung Thành (2012). Rừng ngập mặn tại cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình và giải pháp phát triển bền vững đất ngập nước. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 75A(6): 187-195.

    Nguyễn Hoàng Trí (1996). Thực vật rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 79tr.

    Phan Nguyên Hồng (1999). Rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 205tr.

    Tomlison P.B. (1986). The botany of mangroves. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom. 419p.

    Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2013). Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 03/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Trị đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

    WWF Chương trình Đông Dương (2003). Sổ tay Hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học - Phương pháp điều tra rừng ngập mặn. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. tr. 315-331.