ỐC CẠN NGOẠI LAI (MOLLUSCA: GASTROPODA) TẠI TÂY BẮC VIỆT NAM: RỦI RO HIỆN HỮU VÀ TIỀM TÀNG

Ngày nhận bài: 05-01-2021

Ngày duyệt đăng: 31-03-2021

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Sáng, Đỗ, & Sơn, N. (2024). ỐC CẠN NGOẠI LAI (MOLLUSCA: GASTROPODA) TẠI TÂY BẮC VIỆT NAM: RỦI RO HIỆN HỮU VÀ TIỀM TÀNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(7), 942–951. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/851

ỐC CẠN NGOẠI LAI (MOLLUSCA: GASTROPODA) TẠI TÂY BẮC VIỆT NAM: RỦI RO HIỆN HỮU VÀ TIỀM TÀNG

Đỗ Đức Sáng (*) 1 , Nguyễn Thanh Sơn 1

  • 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Từ khóa

    Ốc cạn, ngoại lai, sinh cảnh, nguồn gốc, Tây Bắc

    Tóm tắt


    Nghiên cứu về ốc cạn ngoại lai (Mollusca: Gastropoda) được thực hiện trong thời gian từ năm 2012 đến 2020 tại 6 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam (Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái và Hòa Bình). Tổng số có 9 loài (chiếm khoảng 4,5% tổng số loài ở khu vực nghiên cứu), thuộc 8 giống, 5 họ từ kết quả khảo sát thực địa tại 91 điểm thu mẫu. Có 5 loài (Lissachatina fulica, Allopeas gracile, Sarika resplendens, Bradybaena similarisvà Succinea tenuis) được ghi nhận từ những sinh cảnh bị tác động thường xuyên, 3 loài (Allopeas clavulinum, Chalepotaxis infantilisvà Gulella bicolor) từ sinh cảnh ít bị tác động và 1 loài (Ganesella perakensis) từ sinh cảnh tự nhiên. Trong số các loài ốc cạn ngoại lai được ghi nhận, 3 loài thuộc nhóm nguy cơ gây hại thấp (Allopeas clavulinum, Chalepotaxis infantilis, Ganesella perakensis), 2 loài thuộc nhóm nguy cơ gây hại trung bình (Gulella bicolor, Succinea tenuis) và 4 loài thuộc nhóm nguy cơ gây hại cao (Lissachatina fulica, Allopeas gracile, Sarika resplendens, Bradybaena similaris). Những dẫn liệu từ bài báo là hữu ích để nhận diện và quản lý các loài ốc cạn ngoại lai, đồng thời có thể ngăn chặn sự mở rộng của chúng tới những khu vực khác tại Việt Nam.

    Tài liệu tham khảo

    Alicata J.E. (1965). Biology and distribution of the rat lungworm, Angiostrongylus cantonensis, and its relationship to eosinophilic meningoencephalitis and other neurological disorders of man and animals. Advances in Parasitology. 3: 223-248.

    Bavay A. & Dautzenberg P. (1909). Description de coquilles nouvelles de ľIndo-Chine (5e suite). Journal de Conchyliologie. 57: 81-105, 163-206, 279-288, 229-251.

    Bavay A. & Dautzenberg P. (1912). Description de coquilles nouvelles de ľIndo-Chine. Journal de Conchyliologie. 60: 1-54.

    Bộ Tài nguyên & Môi trường (2018). Thông tư 35/2018/TT-BTNMT (2018) -Quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại, ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường.

    Brodie G. & Barker G.M. (2011). Introduced land snails Fiji, the risks. Island invasives: eradication and management. pp. 32-36.

    Carvalho C.M., Cristina E., Bessa E.C.A. & D’Ávila S. (2017). Life history strategy of Bradybaena similaris(Fèrussac, 1821) (Mollusca, Pulmonata, Bradybaenidae). Molluscan Research. 28(3): 171-174.

    Do D.S. & Do V.N. (2014). The landsnail family Subulinidae (Gastropoda: Pulmonata) from Son La, Vietnam, with description of two new species. Tạp chí Sinh học. 36(4): 451-459.

    Do D.S., Nguyen T.H.T. & Do V.N. (2015). A checklist and classification of terrestrial prosobranch snails from Son La, north-western Vietnam. Ruthenica. 25: 117-132.

    Do D.S. & Do V.N. (2019). Family Cyclophoridae in Vietnam (Gastropoda: Cyclophoroidea): the genus CyclophorusMontfort, 1810. Ruthenica. 29: 1-53.

    Đỗ Đức Sáng & Đỗ Văn Nhượng (2014). Dẫn liệu về ốc cạn (Mollusca: Gastropoda) dọc sông Đà, đoạn từ Sơn La đến Hòa Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Trái đất và Môi trường. 30(3): 27-36.

    Groom Q.J., Desmet P., Vanderhoeven S. & Adriaens T. (2015). The importance of open data for invasive alien species research, policy and management. Management of Biological Invasions. 6(2): 119-125.

    Morlet L. (1891). Contributions a la malacologique de ľIndo-Chine. Journal de Conchyliologie. 39: 230-254.

    Páll-Gergely B., Fehér Z., Otani J.U. &Asami T. (2016). An integrative taxonomic approach to infer the systematic position of ChalepotaxisAncey, 1887 (Gastropoda: Stylommatophora: Helicarionidae). Molluscan Research. 37: 113-119.

    Páll-Gergely B., Hunyadi A., Do S.D., Naggs F. & Asami T. (2017). Revision of the Alycaeidae of China, Laos and Vietnam (Gastropoda: Cyclophoroidea) I: The genera Dicharaxand Metalycaeus. Zootaxa. 4331: 1-124.

    Pagad S., Genovesi P., Carnevali L., Scalera R. & Clout M. (2015). IUCN SSC Invasive Species Specialist Group: invasive alien species information management supporting practitioners, policy makers and decision takers. Management of Biological Invasions. 6(2): 127-135.

    Panha S., Burch J.B. (2005). An introduction to the Microsnails of Thailand. Malacological Review.37/38: 149.

    Schileyko A.A. (2011). Check-list of land pulmonate molluscs of Vietnam (Gastropoda: Stylommatophora). Ruthenica. 21: 1-68.

    Sherley G. (2000). Invasive species in the Pacific: A technical review and draft regional strategy. SPREP, Apia Samoa.190p.

    Shine C., Williams N. &Gündling L. (2000). A Guide to Designing Legal and Institutional Frameworks on Alien Invasive Species. Environmental Policy and Law Paper No. 40 IUCN - Environmental Law Centre. A Contribution to the Global Invasive Species Programme IUCN- The World Conservation Union.