SỬ DỤNG CÔN TRÙNG LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI: XU HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG

Ngày nhận bài: 16-10-2020

Ngày duyệt đăng: 05-05-2021

DOI:

Lượt xem

8

Download

5

Chuyên mục:

TỔNG QUAN

Cách trích dẫn:

Nhung, Đặng, Xuân, N., Hạnh, H., & Tôn, V. (2024). SỬ DỤNG CÔN TRÙNG LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI: XU HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(5), 695–704. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/832

SỬ DỤNG CÔN TRÙNG LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI: XU HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG

Đặng Thúy Nhung (*) 1 , Nguyễn Thị Xuân 1 , Hán Quang Hạnh 1 , Vũ Đình Tôn 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Côn trùng, sinh khối, thức ăn giàu protein

    Tóm tắt


    Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển trên thế giới và là một hướng đi có nhiều tiềm năng ở Việt Nam nhằm thay thế nguồn protein động vật và thực vật. Mục tiêu của bài viết này là khái quát và đánh giá đặc điểm sinh học, giá trị dinh dưỡng và tiềm năng sử dụng một số loài côn trùng ăn được làm thức ăn chăn nuôi. Ấu trùng ruồi lính đen, sâu bột, nhộng tằm, châu chấu và dế là những loài được sử dụng phổ biến với nhiều tiềm năng về mặt dinh dưỡng khi hàm lượng protein thô và chất béo thô rất cao, dao động lần lượt là 42,1-63,3 và 8,5-36%, ngoài ra chúng cũng rất giàu lysine và threonine. Bổ sung hoặc thay thế một phần hay hoàn toàn bột cá hoặc bột đậu tương bằng bột côn trùng trong khẩu phần ăn của gia cầm và lợn cho kết quả tương đương hoặc tốt hơn về năng suất cũng như chất lượng thịt. Điểm cần lưu ý trong sử dụng chúng là phải giảm tối đa nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh như: nhiễm khuẩn, độc tố, kim loại nặng,... trong quá trình nuôi, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Cần tiếp tục đánh giá tiềm năng cũng như hiệu quả sử dụng một số loài côn trùng trên các đối tượng vật nuôi khác nhau nhằm phát triển nguồn protein mới, an toàn và giá thành phù hợp.

    Tài liệu tham khảo

    Adeyemo G.O., Longe O.G. & L.H.A. (2008). Effects of feeding desert locust meal (Schistocerca gregaria) on performance and haematology of broilers. Tropentag, Hohenheim, Germany.

    Alexander R.D. (1968). Life Cycle Origins, Speciation, and Related Phenomena in Crickets. The Quarterly Review of Biology. 43(1): 1-41.

    Altmann B.A., Neumann C., Rothstein S., Liebert F. & Mörlein D. (2019). Do dietary soy alternatives lead to pork quality improvements or drawbacks? A look into micro-alga and insect protein in swine diets. Meat Science. 153: 26-34.

    Banjo A.D., Lawal O.A. & Adeduji O.O. (2005). Bacteria and fungi isolated from housefly (Musca domesticaL.) larvae. African Journal of Biotechnology. 4(8): 780-784.

    Biasato I., Renna M., Gai F., Dabbou S., Meneguz M., Perona G., Martinez S., Lajusticia A.C.B., Bergagna S., Sardi L., Capucchio M.T., Bressan E., Dama A., Schiavone A. & Gasco L. (2019). Partially defatted black soldier fly larva meal inclusion in piglet diets: effects on the growth performance, nutrient digestibility, blood profile, gut morphology and histological features. Journal of animal science and biotechnology. 10: 12-12.

    Bộ NN&PTNT (2019). Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019 hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.

    Burrows M. (1997). The neurobiology of an insect brain. Oxford. Oxford University Press.

    Cullere M., Tasoniero G., Giaccone V., Miotti-Scapin R., Claeys E., Smet S.D. & Zotte A.D. (2016). Black soldier fly as dietary protein source for broiler quails: apparent digestibility, excreta microbial load, feed choice, performance, carcass and meat traits. Animal : an international journal of animal bioscience. 10(12): 1923-1930.

    DeFoliart G.R. (1997). An overview of the role of edible insects in preserving biodiversity. Ecology of Food and Nutrition. 36(2-4): 109-132.

    Diener S. & Christian Zurbrügg (2011). Black soldier fly larvae for organic waste treatment–prospects and constraints. 2nd International Conference on Solid Waste Management in the Developing Countries, Khulna, Bangladesh.

    DiGiacomo K. & Leury B.J. (2019). Review: Insect meal: a future source of protein feed for pigs? Animal. 13(12): 3022-3030.

    Hussain I., Sarzamin Khan, Asad Sultan, Naila Chand, Rafiullah Khan, Waqas Alam & Ahmad N. (2017). Meal worm (Tenebrio molitor) as potential alternative source of protein supplementation in broiler. International Network for Natural Sciences. 10(4): 255-262.

    Ijaiya A.T. & Eko E.O. (2009). Effect of Replacing Dietary Fish Meal with Silkworm (Anaphe infracta) Caterpillar Meal on Growth, Digestibility and Economics of Production of Starter Broiler Chickens. Pakistan Journal of Nutrition. 8(6): 845-849.

    IPIFF (2019). The european insect sector today: Challenges, opportunities and regulatory landscape. IPIFF vision paper on the future of the insect sector towards 2030. Brussels, Belgium. The International Platform of Insectsfor Food and Feed.

    Jin X.H., Heo P.S., Hong J.S., Kim N.J. & Kim Y.Y. (2016). Supplementation of Dried Mealworm (Tenebrio molitor larva) on Growth Performance, Nutrient Digestibility and Blood Profiles in Weaning Pigs. Asian Australas J Anim Sci. 29(7): 979-986.

    Jongema (2017). Worldwide list of recorded edible insects. The Netherlands, Department of Entomology, Wageningen University and Research.

    Khan S.H. (2018). Recent advances in role of insects as alternative protein source in poultry nutrition. Journal of Applied Animal Research.46(1): 1144-1157.

    Makkar H.P.S., Tran G., Heuzé V. & Ankers P. (2014). State-of-the-art on use of insects as animal feed. Animal Feed Science and Technology. 197: 1-33.

    Maurer V., Holinger M., Amsler Z., Frueh B., Wohlfahrt J., Stamer A. & Leiber F. (2016). Replacement of soybean cake by Hermetia illucens meal in diets for layers. Journal of Insects as Food and Feed.2(2): 83-90.

    Newton G.L., Booram C.V., Barker R.W. & Hale O.M. (1977). Dried Hermetia Illucens Larvae Meal as a Supplement for Swine. Journal of Animal Science. 44(3): 395-400.

    Nguyễn Huân & Kế Toại (2020). Nhiều nhà máy thức ăn chăn nuôi sắp hết nguyên liệu. Truy cập từ https://nongnghiep.vn/nhieu-nha-may-thuc-an-chan-nuoi-sap-het-nguyen-lieu-d262460.html ngày 14/08/2020.

    Patel S.R., Pandya H.V., Patel S.D. & Naik M.M. (2013). Biology of Bombyx moriL. (Lepidoptera: Bombycidae). International Journal of Plant Protection.6(2): 382-389.

    Ramos-Elorduy J., González E.A., Hernández A.R. & Pino J.M. (2002). Use of Tenebrio molitor (Coleoptera: Tenebrionidae) to Recycle Organic Wastes and as Feed for Broiler Chickens. Journal of Economic Entomology. 95(1): 214-220.

    Rumpold B.A. & Schlüter O.K. (2013). Potential and challenges of insects as an innovative source for food and feed production. Innovative Food Science and Emerging Technologies. 17: 1-11.

    Sánchez-Muros M.J., Barroso F.G. & Manzano-Agugliaro F. (2014). Insect meal as renewable source of food for animal feeding: a review. Journal of Cleaner Production. 65: 16-27.

    Tang C., Yang D., Liao H., Sun H., Liu C., Wei L. & Li F. (2019). Edible insects as a food source: a review. Food Production, Processing and Nutrition. 1(1): 8.

    Urošević M. I., Popovic A., Jajj I., Petrovj M., Sa'sa Krstovi & Samardzic M.M. (2019). The potential and risks of insects usage as animal feed - the legislation in European Union and perspective for Serbia. Annals of Agronomy. 43(1): 46-56.

    van Huis A., Itterbeeck J.V., Klunder H., Mertens E., Halloran A., Muir G. & Vantomme P. (2013). Edible insects: future prospects for food and feed security. Rome, Food and Agriculture Organization of the United Nations.

    Veldkamp T., Duinkerken G.v., Huis A.v., Lakemond C.M.M., Ottevanger E., Bosch G. & Boekel T.v. (2012). Insects as a sustainable feed ingredient in pig and poultry diets: a feasibility study. Wageningen UR Livestock Research.

    Wang D., Zhai S.W., Zhang C.X., Bai Y.Y., An S.H. & Xu Y.N. (2005). Evaluation on Nutritional Value of Field Crickets as a Poultry Feedstuff. Asian-Australas J Anim Sci. 18(5): 667-670.