BIẾN ĐỘNG THEO MÙA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC, TỈNH SÓC TRĂNG

Ngày nhận bài: 31-08-2020

Ngày duyệt đăng: 07-10-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Giao, N., & Hồng, T. (2024). BIẾN ĐỘNG THEO MÙA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC, TỈNH SÓC TRĂNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(1), 96–109. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/775

BIẾN ĐỘNG THEO MÙA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC, TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Thanh Giao (*) 1 , Trần Thị Kim Hồng 1

  • 1 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Chất lượng đất, tổng nitơ, tổng phốt pho, phân tích cụm, phân tích thành phần chính, Mỹ Phước

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá sự biến động theo mùa chất lượng đất tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng thông qua chỉ tiêu pH, độ dẫn điện (EC), tổng nitơ (TN), tổng phốt pho (TP), chất hữu cơ (CHC), tổng sắt (Fet), nhôm trao đổi (Al) sử dụng phân tích thống kê đa biến. Các phương pháp phân tích cụm (CA), phân tích thành phần chính (PCA) và phân tích biệt số (DA) được sử dụng để đánh giá sự biến động chất lượng đất theo mùa.Kết quả cho thấy môi trường đất tại khu vực nghiên cứu có pH rất thấp, Al trung bình, EC và Fetcao,TP thấp, CHC trung bình, TN cao. Tất cả các chỉ tiêu (trừ EC, Al) có xu hướng tăng vào mùa mưa. Kết quả phân tích cụm cho thấy 28 vị trí được chia thành 6 nhóm ở mùa khô và 4 nhóm ở mùa mưa. Phân tích thành phần chính cho thấy các chỉ tiêu Fet, Al, CHC có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đất vào mùa khô, trong khi pH, TN, TP có ảnh hưởng quan trọng vào mùa mưa. Phân tích DA cho thấy yếu tố gây nên sự khác biệt về chất lượng đất giữa hai mùa là EC, CHC và TP. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin trong phục vụ công tác quản lý chất lượng môi trường đất tại khu bảo tồn rừng tràm Mỹ Phước.

    Tài liệu tham khảo

    Hajigholozadeh M. & Melesse A.M. (2017) Assortment and spatiotemporal analysis of surface water quality using cluster and discriminant analyses. Catena. 151: 247-258.

    Huỳnh Thạch Sum, Trương Thị Nga & Lê Nhật Quang (2016). Khảo sát đặc điểm thích nghi của năng kim (Eleocharis ochrostachys) và năng ống (Eleocharis dulcis) với môi trường đất tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 4: 134-141.

    Jiang P.K., Xu Q.F., Xu Z.H. & Cao Z.H. (2006). Seasonal changes in soil labile organic carbon pools within a phyllostachys praecox stand under high rate fertilization and winter mulch in subtropical China. Forest Ecology and Management. 236: 30-36.

    Khả Thị Kiều Tiên (2018). Đánh giá hiện trạng và xây dựng bản đồ chất lượng môi trường đất, nước ở khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường. Đại học Cần Thơ.

    Kochian L.V. (1995). Cellular mechanisms of aluminum toxicity and resistance in plants. Annual review of plant physiology and plant molecular biology. 46: 237-260.

    Ngô Ngọc Hưng (2010). Tính chất hóa học của đất phèn ở vùng sinh thái nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.2: 17-22.

    Nguyễn Bá Tùng (2012). Khảo sát thành phần loài động vật nổi (zooplankton) ở rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc sỹ Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Đại học Cần Thơ.

    Nguyễn Mỹ Hoa (2007). Giáo trình thực tập hóa lý đất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

    Phạm Lê Mỹ Duyên, Phạm Văn Toàn, Văn Phạm Đăng Trí & Nguyễn Hữu Chiếm(2015). Chất lượng nước mặt và khả năng tự làm sạch của hệ thống kênh trong vùng đê bao khép kín ở thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 39: 97-104.

    Pham Thị Đoan Duy (2012). Xây dựng bản đồ Đa dạng sinh học thủy sản bằng công cụ GIS tại rừng tràm Mỹ Phước và rừng ngập mặn Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc sỹ Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Đại học Cần Thơ.

    Ryan J., Masri S. & Singh M. (2009) Seasonal changes in soil organic matter and biomass and labile forms of carbon as influenced by crop rotations. Communications in Soil Science and Plant Analysis. 40: 188-199.

    Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng (2017). Báo cáo tổng hợp: Dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

    Trần Quang Bảo (2012). Khả năng cải tạo đất và nước của rừng tràm ở vùng lũĐBSCL. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1: 95-100.

    Trần Văn Giàu (2012). Khảo sát thành phần loài thực vật nổi (phytoplankton) ở rừng tràm Mỹ Phước tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc sỹ Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Đại học Cần Thơ.

    Trần Văn Hùng, Lê Phước Toàn, Trần Văn Dũng & Ngô Ngọc Hưng (2017). Hình thái và tính chất lý, hóa học đất phèn vùng Đồng Tháp Mười. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 2: 1-10.

    Trần Văn Hùng, Lê Văn Dang, Trần Văn Dũng & Ngô Ngọc Hưng (2019). Ảnh hưởng thời gian khô và ngập đến khả năng phóng thích độ chua và hàm lượng Fe2+, Al3+, SO42-trong đất phèn hoạt động. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 55: 117-123.

    Trương Thị Nga, Đinh Hoài Ứng & Nguyễn Công Ứng (2009). Hiện trạng đất khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư - tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 12: 9-14.

    Varol M. (2020). Spatio-temporal changes in surface water quality and sediment phosphorus content of a large reservoir in Turkey. Environmental Pollution. 259.