KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỒ HÌNH LƯỚI GPS THEO LIÊN KẾT HÌNH SAO TRONG XÂY DỰNG LƯỚI ĐỊA CHÍNH

Ngày nhận bài: 03-08-2020

Ngày duyệt đăng: 04-01-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Khuê, P., & Lộc, N. (2024). KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỒ HÌNH LƯỚI GPS THEO LIÊN KẾT HÌNH SAO TRONG XÂY DỰNG LƯỚI ĐỊA CHÍNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(1), 85–95. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/774

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỒ HÌNH LƯỚI GPS THEO LIÊN KẾT HÌNH SAO TRONG XÂY DỰNG LƯỚI ĐỊA CHÍNH

Phan Văn Khuê (*) 1, 2 , Nguyễn Đức Lộc 2

  • 1 Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Đồ hình lưới GPS, lưới địa chính, liên kết hình sao

    Tóm tắt


    Việc sử dụng đồ hình lưới GPS theo liên kết sao thay chosử dụng đồ hình lưới GPS theo liên kết thông thường sẽ là một bứt phá để tăng tốc độ đo, tăng hiệu suất tối đa trong sử dụng thiết bị đo. Tuy nhiên phương thức này chưa được triển khai trong xây dựng lưới địa chính. Để khẳng định có thể sử dụng đồ hình lưới GPS theo liên kết sao trong xây dựng lưới địa chính, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá sự sai khác tọa độ của các điểm cùng tên ở 4 phương án (PA) thực nghiệm, trong đó phương án PA1, PA2 được thực hiện theo liên kết thông thường, phương án PA3, PA4 được bố trí theo liên kết sao. Kết quả cho thấy: Sai số vị trí điểm ở 4 phương án có sự thay đổi (mpmin = 0,004 ÷ 0,006m; mpmax = 0,011 ÷ 0,017m). Độ lệch điểm lớn nhất ở PA2, PA3 và PA4 so với PA1: theo trục x là 0,019m; theo trục y là 0,014m và độ lệch thực tế là 0,019m. Với kết quả thực nghiệm cho thấy các chỉ tiêu của lưới GPS theo đồ hình theo liên kết sao đã đạt được hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đối với lưới địa chính theo quy định hiện hành, do vậy đồ hình lưới GPS theo liên kết sao áp dụng được trong xây dựng lưới địa chính.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Bản đồ địa chính.

    Đặng Nam Chinh, Phan Văn Khuê, Nguyễn Thị Thu Hiền&Nguyễn Đức Lộc(2015).Hệ thống định vị toàn cầuGPS. Nhà xuất bảnĐại học Nông nghiệp, Hà Nội.

    Trần Khánh (2010). Ứng dụng công nghệ mới trong công tác trắc địa. Nhà xuất bảnGiao thông vận tải, Hà Nội.

    Volker Janssen (2009). A comparison of the VRA and MAC principle for network.RTK International Global Navigation SatelliteSystem Society IGNSS Symposium,Australia.