NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM XÂY DỰNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT HẠT LAI F1GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG HQ21

Ngày nhận bài: 11-02-2020

Ngày duyệt đăng: 12-08-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Huyền, P., Quang, T., Dung, N., Đông, N., Huy, L., & Thuyết, P. (2024). NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM XÂY DỰNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT HẠT LAI F1GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG HQ21. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(12), 1093–1101. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/755

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM XÂY DỰNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT HẠT LAI F1GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG HQ21

Phan Thị Thanh Huyền (*) 1, 2 , Trần Văn Quang 3 , Nguyễn Thị Kim Dung 1 , Nguyễn Thị Đông 1 , Lê Văn Huy 1 , Phạm Văn Thuyết 4

  • 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Từ khóa

    Lúa lai lai dòng, HQ21, sản xuất hạt lai F1, thời vụ gieo, tỷ lệ hàng bố mẹ, mật độ cấy, liều lượng phân bón, liều lượng GA3

    Tóm tắt


    Các thí nghiệm nhằm xác định biện pháp kỹ thuật tối ưu để sản xuất hạt lai F1giống lúa lai hai dòng HQ21 đạt năng suất cao nhất. Thí nghiệm được được bố trí trong vụ Mùa 2018 tại khu thí nghiệm Viện nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội. Nội dung nghiên cứu gồm đánh giá ảnh hưởng của thời vụ gieo, tỷ lệ hàng bố mẹ, mật độ cấy dòng mẹ, liều lượng phân bón và liều lượng GA3đến năng suất sản xuất hạt lai F1. Cácdòng bố mẹđược gieo thành 8 thời vụ, mỗi thời vụ cách nhau 07 ngày. Tỷ lệ hàng bố mẹ được bố trí với 04 công thức khác nhau theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB. Bốn mật độ cấy dòng mẹ và4 mứcphân bón khác nhau bố trí theo kiểu Split-plot. Thí nghiệm xác định liều lượng phun GA3cho ruộng sản xuất hạt lai F1được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên RCB. Kết quả cho thấy để sản xuất hạt lai F1tổ hợp HQ21 đạt năng suất cao, cần bố trí gieo sao cho dòng bố mẹ trỗ vào thời điểm từ ngày 25/8 đến 10/9, gieo mẹ E15S trước bố R29 là 5 ngày,đợt 1 (bố 1) và đợt 2 (bố 2) cách nhau 5 ngày, tỷ lệ hàng bố : mẹ hợp lý là 2 : 14, mật độ cấy dòng mẹ là 50 khóm/m2, lượng phân bón 120kg N + 60kg P2O5+ 60kg K2O/havà lượng GA3phun cho 1 ha là 160 gam nguyên chất.

    Tài liệu tham khảo

    Gomez K.A. & GomezA.A. (1984). Statistical procedures for agricultural research, 2ndEdition. John Wiley & Sons, Inc.

    Hoàng Tuyết Minh (2002). Lúa lai hai dòng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    IRRI (2013). Standard evaluation system for Rice. P.O. Box 933. 1099- Manila Philippines. 5thedition.

    Ma G.H. & Yuan L.P. (2002). Achievments and devlopment of hybrid rice in China, 4thinternational symposium on hybrid rice, 14-17 may 2002, Melia, Hanoi, Vietnam. p. 22.

    Nguyễn Thị Trâm, Lê Hồng Nhu, Trần Văn Quang & Trần Mạnh Cường (2000). Kết quả nghiên cứu dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với nhiệt độ Pei ải 64S trong điều kiện miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. 12: 544 - 546.

    Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Phạm Thị Ngọc Yến, Nguyễn Bá Thông, Nguyễn Văn Mười & Vũ Bích Ngọc(2005).Kết quả nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất F1 giống lúa TH3-3, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 24: 16-18.

    Nguyễn Thị Trâm, Vũ Bình Hải, Trần Văn Quang & Nguyễn Bá Thông (2010). Nghiên cứu xác định vùng nhân dòng và sản xuất hạt lai F1 hệ hai dòng ở Việt Nam.Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 3: 10-15.

    Ramlakhan V., Jawahar L.K., Sanghamitra S., Bhaskar C.P., Sahu R.K., Patnaik S.S.C., Annie P., Baidnath H., Rao R.N., Singh O.N. & Mohapatra T. (2016). A Practical Guide for Successful Hybrid Seed Production in Rice- A Profitable Venture. ICAR-National Rice Research Institute, Cuttack, Odisha-753006.

    Trần Văn Quang, Trần Mạnh Cường, Nguyễn Thị Hảo, Vũ Quốc Đại, Phạm Mỹ Linh & Đàm Văn Hưng (2013). Kết quả chọn tạo dòng bất dục đực nhân mẫm cảm nhiệt độ (TGMS) thơm mới ở lúa. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 3: 278-284.

    Tiwari D.K., Pandey P., Giri S.P. & Dwivedi J.L. (2011). Effect of GA3 and other growth regulators on hybrid rice production, Asian Journal of Plant Sciences. 10(2):133-139.

    Yang S.H., Cheng B.Y., Shen W.F. & Liao X.Y. (2004). Progress and strategy of the improvement of indica rice varieties in the Yangtse Valley of China. Chinese Journal of Rice Science. 18: 89 - 93 (in Chinese with English abstract).

    Yuan L.P. & Xi Q.F. (1995). Technology of hybrid rice production. Food and Agriculture Organization of the United Nation - Rome. p. 84.