CHỌN LỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ NGỌT

Ngày nhận bài: 11-02-2020

Ngày duyệt đăng: 22-09-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hà, T., Liết, V., Hạnh, V., Hà, N., Loan, D., & Thùy, H. (2024). CHỌN LỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ NGỌT. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(12), 1067–1076. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/752

CHỌN LỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ NGỌT

Trần Thị Thanh Hà (*) 1 , Vũ Văn Liết 2 , Vũ Thị Bích Hạnh 1 , Nguyễn Văn Hà 1 , Dương Thị Loan 1 , Hoàng Thị Thùy 1

  • 1 Phòng Cây trồng cạn, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng
  • 2 Bộ môn Di truyền chọn giống, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Chọn lọc, dòng tự phối, ngô ngọt, khả năng kết hợp

    Tóm tắt


    Chọn lọc và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng ngô ngọt nhằm chọn được dòng có khả năng kết hợp phục vụ công tác chọn tạo giống ngô ngọt năng suất, chất lượng cho thị trường Việt Nam. Đánh giá đa dạng di truyền của 32 dòng ngô ngọt tự phối thế hệ S4 đến S6 có nguồn gốc Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Philippin, Đài Loandựa trên kiểu hình trong điều kiện vụ Xuân 2018 bằng phần mềm NTSYS. Kết quả nghiên cứu đã nhận biết được 31 nhóm/32 dòng ở mức sai khác nhau 29%.Chọn lọc dòng ưu tú dựa trên khoảng cách Ơ clit bằng chương trình thống kê sinh học thường quy với các tính trạng kiểu hình đã chọn được 8 dòng (D6, D7, D15, D21, D26, D28, D31, D32). Các dòng ngô ngọt này có thời gian sinh trưởng thuộc nhómngắn đến trung ngày (từ 104-111 ngày), chiều cao cây trung bình (94,75-134,88cm),năng suất cá thể đạt từ 15,91 đến 23,03 gram, độ Brix đạt trên 13%. Tám dòng này được đưa vào lai đỉnh với 2 cây thử trong vụ Đông 2018, xác định khả năng kết hợp chung (GCA) của 8 dòng dựa trên 16 tổ hợp lai bằng phần mềm di truyền số lượng trong vụ Xuân 2019, đã nhận biết 2 dòng D26 và D31 có khả năng kết hợp chung cao về năng suất và chất lượng phục vụ công tác chọn tạo giống ngô ngọt năng suất, chất lượng.

    Tài liệu tham khảo

    Choe E. & RocheforD.T.R. (2012). Genetic and QTL analysis of pericarp thickness and ear architecture traits of Korean waxy corn germplasm. Euphytica. 183(2): 243-260.

    Mahato A., Shahi J.P., Singh P.K. & Kumar M. (2018). Genetic diversity of sweet corn inbreds using agro-morphological traits and microsatellite markers. 3 Biotech. 8(8): 332.

    Tracy W. (2001). Sweet corn. In ‘Specialty corns’. 2nd edn (Ed. A Hallauer). pp. 155-197.

    Wolf M.J., Cull I.M., Helm J.L. & Zuber M.S. (1969). Measuring thickness of exciseD mature corn pericarp. Agronomy Journal. 61(5): 777-779.