ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUẨN HÓA SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT LÚA THEO VIETGAP CỦA HỢP TÁC XÃ KHIẾT TÂM, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Ngày nhận bài: 20-08-2020

Ngày duyệt đăng: 23-09-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Hùng, T., Dũng, L., & Trang, Đặng. (2024). ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUẨN HÓA SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT LÚA THEO VIETGAP CỦA HỢP TÁC XÃ KHIẾT TÂM, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(11), 1018–1025. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/738

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUẨN HÓA SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT LÚA THEO VIETGAP CỦA HỢP TÁC XÃ KHIẾT TÂM, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Minh Hùng (*) 1 , Lê Cảnh Dũng 2 , Đặng Thị Bảo Trang 1

  • 1 Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ
  • 2 Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Chương trình, chuẩn hóa, hợp tác xã, khác biệt kép, Khiết Tâm

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của gói kỹ thuật chuẩn hóa sản phẩm trong sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP kết hợp với liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm của Hợp tác xã (HTX) Khiết Tâm, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khác biệt kép (DID: Difference in Difference). Dữ liệu từ 66 nông hộ, trong đó có 33 nông hộ tham gói kỹ thuật VietGAP (trong HTX) và 33 nông hộ bên ngoài HTX trên cùng địa bàn và được khảo sát ở hai thời điểm vụ Đông Xuân 2017-2018 và vụ Đông Xuân 2018-2019 tương ứng với trước và sau áp dụng gói kỹ thuật. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy những hộ tham gia gói kỹ thuật có lợi nhuận cao hơn những hộ bên ngoài là 6,37 triệu đồng/ha/vụ. Các yếu tố thời gian và tương tác giữa nhóm hộ và thời gian có tác động đến lợi nhuận khác biệt của gói kỹ thuật. Từ đó, hàm ý chính sách của nghiên cứu này là việc kết hợp giữa chuẩn hóa sản phẩm lúa với tiêu thụ sản phẩm cần được nhân rộng ở các địa phương trồng lúa để góp phần nâng cao giá trị lúa gạo và góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT (2017). Quyết định ban hành kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2025. 5171/QĐ-BNN-KHCN, ngày 11/12/2017.

    Chính phủ (2020). Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. 01/NQ-CP. Ngày 01/01/2020.

    Cục thống kê TP. Cần Thơ (2019). Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ tháng 12 năm 2019, ngày 27/12/2019.

    Đinh Công Khải (2013). Dữ liệu bảng Stata và Eview. Kinh tế ứng dụng 2. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

    Hà Vũ Sơn & Dương Ngọc Thành (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ Kỹ thuật trong sản xuất lúa của hộ nông dân tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 32: 85-93.

    Hà Vũ Sơn & Dương Ngọc Thành (2014). So sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 33: 87-93.

    Hausman Jerry (1978). Specicification Tests in Econometrics. Econometria. 46(6): 1251-1271.

    Heckman, James J. & Edward Vytlacil (2005). Structural Equations, Treatment Effects, and Econometric Policy Evaluation. Econometrica. 73(3): 669-738.

    Hồ Duy Bảo (2016). Tác động của tín dụng vi mô chính thức đến phúc lợi hộ gia đình Việt Nam. Tạp chí kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 227: 28-35.

    Khandker S., Koolwal G.B. & Samad H.A. (2010). Cẩm nang đánh giá tác động các phương pháp định lượng và thực hành. Nhà xuất bản Ngân hàng Thế giới.

    Lê Thanh Phong & Hà Minh Tâm (2015). Ảnh hưởng môi trường của ba mô hình cánh tác lúa Cánh đồng mẫu lớn, GAP và truyền thống ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 38: 64-75.

    Lương Vinh Quốc Duy (2008). Đánh giá tác động của một dự án hoặc chương trình phát triển: Phương pháp Propensity Score Matching. Tạp chí KH & CN, Trường Đại học Đà Nẵng. 3(26): 140-144.

    Nguyễn Hoành Oanh, Nguyễn Hồng Ngọc & Hồ Đình Bảo (2017). Tác động của chương trình trợ cấp đến phúc lợi hộ gia đình ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 245: 22-30.

    Nguyễn Hữu Đặng (2012). Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011. Kỷ yếu khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. tr. 268-276.

    Phan Thị Nữ (2012). Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở Nông thôn Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Huế. 72B(3): 215-224.

    Trần Đức Nghĩa (2019). Thực trạng cận thị của học sinh tiểu học thành phố Điện Biên Phủ và hiệu quả một sô giải pháp can thiệp. Luận án tiến sỹ ngành Y học. Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương.

    UBND TP. Cần Thơ (2017). Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng năm 2025. 2911/QĐ-UBND ngày 6/11/2017.

    Võ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018). Ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 253.

    Wooldridge & Jeffrey (1997). On two stage least square estimation of the average treatment effect in a random coefficient model. Economics Letter. 56(2): 129-133.