NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH SINH SẢN CỦA CÁ TRÊ ĐỒNG (Clarias fuscus lacepède, 1803)

Ngày nhận bài: 12-06-2020

Ngày duyệt đăng: 14-09-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Biên, L., Bình, T., & Khiêm, N. (2024). NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH SINH SẢN CỦA CÁ TRÊ ĐỒNG (Clarias fuscus lacepède, 1803). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(11), 929–937. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/729

NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH SINH SẢN CỦA CÁ TRÊ ĐỒNG (Clarias fuscus lacepède, 1803)

Lưu Văn Biên (*) 1 , Thái Thanh Bình 2 , Nguyễn Đức Khiêm 3

  • 1 Chi cục Thủy sản Phú Thọ, 204A phường Tiên Cát , Việt Trì, Phú Thọ
  • 2 Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
  • 3 Công ty TNHH Thủy sản công nghệ cao, khu 2 Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ
  • Từ khóa

    Sinh sản nhân tạo, cá trê đồng, kích dục tố

    Tóm tắt


    Cá Trê đồng là loài cá bản địa có giá trị kinh tế ở miền Bắc, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho loài cá này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt. Trong những năm gần đây việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm đối tượng này được người nuôi quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất giống còn rất hạn chế, con giống sản xuất ra chưa đáp ứng nhu cầu của người nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu kích thích sinh sản cá trê đồng được thực hiện với 03 nghiệm thức: NT1 = 4.000IU HCG; NT2 =100µg LRHa + 10mg Dom; NT3 = 2.000IU HCG + 50µg LRHa + 5mg Dom/kg cá cái. Liều lượng thuốc tiêm cho cá đực bằng 1/3 liều lượng thuốc tiêm cho cá cái. Mỗi nghiệm thức được thực hiện trên 35 con cá cái, 17 con cá đực và được lặp lại 3 lần. Nhiệt độ môi trường nước dao động từ 25-27C. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi tiêm liều quyết định từ 11-14 giờ thấy có tác dụng trứng chín và rụng. Tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, cao nhất lần lượt là 92,38 ± 8,73%; 72,86 ± 4,07%; 75,41 ± 1,23% ở nghiệm thức NT1 và không có sự sai khác có ý nghĩa so với nghiệm thức NT3 (P >0,05). Năng suất cá bột dao động từ 7.187-8.750 con/kg cá cái. Thời gian ấp trứng cá trê đồng khoảng 31 giờ 20 phút. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui trình sản xuất giống cá trê đồng ở miền Bắc.

    Tài liệu tham khảo

    Bùi Phú Thịnh, Lưu Văn Biên & Phạm Tiến Quân (2017). Báo cáo tổng kết đề tài thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá trê đồng (Clarias fuscusLacepède, 1803) tại Trại sản xuất Giống cấp I thuộc Chi cục Thủy sản Phú Thọ.

    Cao Văn (2019). Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ nhiệm vụ Xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chạch Sông (Mastacembelus Armatus)tại tỉnh Phú Thọ. Đề tài cấp tỉnh. Đại học Hùng Vương. tr 23-31.

    Carl B. Shareck (1990). Methods for Fish Biology, American Fisheries Society. Bethesda, Maryland, USA.

    Chi cục Thủy sản Phú Thọ (2018). Báo cáo tổng kết mô hình nuôi thương phẩm cá trê đồng trong ao đất; Thuộc chương trình nông thôn mới năm 2018.

    Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi (2011). Báo cáo tổng hợp dự án Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp Quốc Gia ngã ba sông Đà -Lô - Thao đến năm 2020.

    Đoàn Khắc Độ (2008). Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai và trê vàng. Nhà xuất bản Đà Nẵng. 71tr.

    Hoàng Đức Đạt (1985). Đặc điểm sinh học của các loài cá trê ở Việt Nam. Tóm tắt báo cáo tại Hội nghị Khoa học Trường Đại học Tổng hợp Huế lần thứ IV. tr. 14.

    Hồ Châu Phương Quang (2009). Kỹ thuật sản xuất giống cá trê vàng lai (Clarias macrocephalus ×C. gariepinus). Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

    Lê Thị Nam Thuận, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Mộng Hùng & Trần Thị Than Tâm (2004). Báo cáo tổng kết dự án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh lý sinh sản cá trê đen (Clarias fuscus Lacèpede, 1803) và thử nghiệm biện pháp ứng dụng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. 60tr.

    Lưu Thị Dung & Phạm Quốc Hùng (2005). Mô phôi thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Mai Đình Yên (1987). Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 339tr.

    Nguyễn Tường Anh (2004). Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 103tr.

    Nguyễn Tường Anh (1999). Một số vấn đề về nội tiết sinh học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 238tr.

    Nguyễn Văn Bình (2014). Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chiên (Bagarius rutilusNg& Kottelat, 2000). Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước. Mã số: NVQG 2011/19.

    Nguyễn Ngọc Sơn(2019). Nghiên cứu về sinh sản cá Nheo mỹ Ictalurus punctatus(Rafinesque, 1818) tại tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. tr. 15.

    Nguyễn Đức Tuân (2006). Nghiên cứu sản xuất giống cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus). Tuyển tập báo cáo khoa học về thủy sản. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 2. tr. 140-149.

    Nguyễn Bích Ngọc & Đan Thanh (2011). Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh thái cá chép (Cyprin carpioL.) giai đoạn phát triển phôi, cá bột, cá hương. Đại học Tây Đô.

    Nguyễn Đình Vinh (2017). Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá ngạnh (Cranoglanis bouderius Richardson, 1846) trong điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An.Luận án Tiến sĩ sinh học. Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

    Nguyễn Hữu Dực (1995). Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam Trung Bộ Việt Nam. Luận án Tiến sĩ sinh học. Đại học sư phạm Hà Nội I.tr. 12-20.

    Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá nước ngọt Việt Nam(Tập II). Nhà xuất bản Nông Nghiệp. tr. 498-500.

    Nguyễn Văn Kiểm&Huỳnh Kim Hường (2006). Nghiên cứu sự thành thục sinh dục và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá trê trắng (Clarias batrachus, Linaeus). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. tr. 86-92.

    Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Tường Anh & Nguyễn Đình Mão (2004). Hormone và sự điều khiển sinh sản ở cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Trần Quang Nhị (2009). Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi, sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá trê vàng macrocephalus. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

    Young M.J.A., Fast A.W. & Olin P.G. (1989). Irduced maturation and Spawining of chiness catfish clarias fuscus J.woord Aquac Soc. 20: 7-11.