NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ CỦA ĐẤT TRỒNG CAM Ở HUYỆN HÀM YÊN,TỈNH TUYÊN QUANG

Ngày nhận bài: 23-03-2020

Ngày duyệt đăng: 05-05-2020

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Dung, N., Hà, C., & Xuân, V. (2024). NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ CỦA ĐẤT TRỒNG CAM Ở HUYỆN HÀM YÊN,TỈNH TUYÊN QUANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(4), 279–288. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/665

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ CỦA ĐẤT TRỒNG CAM Ở HUYỆN HÀM YÊN,TỈNH TUYÊN QUANG

Ngô Thị Dung (*) 1, 2, 3, 4 , Cao Việt Hà 3 , Vũ Thị Xuân 3

  • 1 PhD fellow, Faculty of Land Management, Vietnam National University of Agriculture
  • 2 Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Faculty of Land Management, Vietnam National University of
  • Từ khóa

    Cây cam, yếu tố hạn chế, đất trồng cam, huyện Hàm Yên

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình sản xuất cam và xác định các yếu tố hạn chế của đất trồng cam tại Hàm Yên, Tuyên Quang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn nông hộ bằng phiếu điều tra, phương pháp phân tích đất và kế thừa các kết quả nghiên cứu về đất tại Hàm Yên. Kết quả cho thấy diện tích trồng cam ở Hàm Yên năm 2018 là 7.270ha, tăng 3,25 lần, năng suất cam tăng 2,41 lần và sản lượng tăng 5,68 lần so với năm 2010. Phân vô cơ bón cho cây cam cao hơn từ 2-3 lần so với khuyến cáo. Số hộ có sử dụng phân hữu cơ bón cho cam rất thấp (15,56%) và lượng phân hữu cơ sử dụng chỉ bằng 1/10 so với khuyến cáo. Cây cam hiện đang được trồng chủ yếu trên đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất đỏ vàng trên đá sét và đất vàng nhạt trên đá cát. Một số hạn chế của các loại đất trồng cam chính ở Hàm Yên là độ dốc lớn gây nguy cơ xói mòn (82% vườn trồng có độ dốc >15); 82,2% vườn có phản ứng rất chua (pHKCl= 3,2-4,0); hàm lượng hữu cơthấp, dinh dưỡng dễ tiêu lân và kali ở mức nghèo; hàm lượng cation trao đổi Ca++trong đất thấp riêng đất đỏ vàng trên đá biến chất còn thiếu hụt cả Mg++ trao đổi; nguyên tố vi lượng Cu và Zn trên đất đỏ vàng trên đá biến chất rất thấp.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT(2009). Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp. Quyển 2: Phân hạng và đánh giá đất đai. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

    Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (2019). Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2019. Nhà xuất bảnThống kê.

    Luyện Hữu Cử & Cao Việt Hà (2011).Đánh giá hiệu quả của một số loại cây che phủ đất vùng đồi trồng vải huyện Lạng giang, tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học Đất. 37:89-93.

    FAO (1998).Land requirement for Crops, FAO, Rome.

    Nguyễn Văn Toàn, Đặng Minh Tơn & cs(2015). Kết quả điều tra, phân loại và lập bản đồ đất theo FAO-UNESCO-WRB tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học Đất.45:5-11.

    Đào Thanh Vân, Nguyễn Hữu Thọ và Hà Duy Trường (2012). Nghiên cứu phòng chống bệnh greeening và trồng khảo nghiệm giống cam mới tại Hàm Yên, Tuyên Quang. Truy cập từ http://tuaf.edu.vn/ttncmnphiabac/bai-viet/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cam-sanh-15483.html, ngày 9/6/2017.

    Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT (2012). Báo cáo kết quả “Điều tra phân loại và lập bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang”.