NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNGCỦA GÀ MÁIĐÔNG TẢO VÀ F1(ĐÔNG TẢO ×LƯƠNG PHƯỢNG)

Ngày nhận bài: 13-04-2020

Ngày duyệt đăng: 04-05-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Duy, N., Tiến, N., Thành, N., & Tôn, V. (2024). NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNGCỦA GÀ MÁIĐÔNG TẢO VÀ F1(ĐÔNG TẢO ×LƯƠNG PHƯỢNG). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(4), 255–261. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/657

NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNGCỦA GÀ MÁIĐÔNG TẢO VÀ F1(ĐÔNG TẢO ×LƯƠNG PHƯỢNG)

Nguyễn Văn Duy (*) 1 , Nguyễn Đình Tiến 1 , Nguyễn Chí Thành 1 , Vũ Đình Tôn 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Gà lai, gà bản địa, khả năng sinh sản, nuôi gà trên lồng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá năng suất sinh sản, tiêu tốn thức ăncho sản xuất trứng, chất lượng trứng và tỉ lệ ấp nở của gà mái Đông Tảo (ĐT) và gà mái F1lai giữa ĐT và Lương Phượng (LP). Nghiên cứu được thực hiện trên 15 gà mái ĐT và 15 gà mái lai F1(ĐT×LP). Gà mái được nuôi trên lồng theo từng cá thể và được thụ tinh nhân tạo trong 38 tuần đẻ. Khối lượng và chỉ số hình dạng trứng được khảo sát trên 750 trứng gà ĐTvà 1150 trứng gà F1(ĐT×LP). Khả thăng thụ tinh, ấp nở được đánh giá trên 22 lần ấp trên mỗi giống. Năng suất sinh sản của gà mái F1(ĐT×LP) là tốt hơn so với gà mái ĐT với tỉ lệ đẻ bình quân trong 38 tuần đẻ của gà mái F1(ĐT×LP) là 40,29% và của gà mái ĐT là 22,31%. Sản lượng trứng trong 38 tuần đẻ của gà F1(ĐT×LP) là 107,18 quả và của gà mái ĐT là 59,33 quả (P<0,001). Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà mái F1(ĐT×LP) thấp hơn so với gà mái ĐT (P<0,001). Tỉ lệ dị tật gà con của gà mái F1(ĐT×LP) (0,24%) là thấp hơn so với gà mái Đông Tảo (1,26%) (P<0,05). Như vậy, có thể sử dụng lai giống gà Đông Tảo với giống gà LPđể tăng cương khả năng khai thác nguồn gen ĐTthuần.

    Tài liệu tham khảo

    Benabdeljelil K. & Arfaoui T. (2001). Characterization of Beldi chicken and turkeys in rural poultry flocks of Morocco. Current state and future outlook. Animal Genetic Resources Information.31:87-95.

    Berthouly-salazar C., Rognon X., Van T., Gely M., Chi C.V., Tixier-boichard M., Bed'hom B., Bruneau N., Verrier E., Maillard J.C. & Michaux J.R. (2010). Vietnamese chickens: a gate towards Asian genetic diversity. Biomed central genetics. 11: 1-11.

    Bui Huu Doan,Pham Kim Dang, Hoanh Anh Tuan & Nguyen Hoang Thinh (2016). Lien Minh chicken breed and livehood of people on Cat Hai island district, Hai Phong city, Vietnam: Characterization and prospects. Journal of animal husbandry sciences and technics.209:26-31.

    Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh (2011). Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lai kinh tế 3 giống (Mía-Hồ-Lương Phượng). Tạp chí Khoa học và Phát triển.9:941-947.

    ChooY.K., KwonH.J., OhS.T., UmJ.S., KimB.G., KangC.W., LeeS.K. & AnB.K. (2014). Comparison of growth performance, carcass characteristics and meat quality of Korean local chickens and silky fowl. Asian-Australasian Journal of Animal Sciences.27:398-405.

    ChowdhuryV.S., Sultana H. & Furuse M. (2014). International perspectives on impacts of reproductive technologies for world food production in Asia associated with poultry production. Adv Exp Med Biol.752:229-37.

    Cục Chăn nuôi(2019). Báo cáo tình hình chăn nuôi gia cầm và định hướng phát triển.

    Desvaux S., Ton V.D., Phan dang T. & Hoa P.T.T. (2008). A general review and description of the poultry production in Vietnam. A general review and description of the poultry production in Vietnam.38.

    FAO (2020). Faostat [Online]. Accessed Conssulté le 2 avril 2020.

    Frankham R. (1995). Conservation genetics. Annual review of genetics.29:305-327.

    Ngô Thị Kim Cúc, Phùng Đức Tiên, Nguyễn Trọng Tuyển&Lưu Quang Minh (2016). Chọn lọc và nhân thuần giống gà Móng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi.61:22-32.

    Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thuý Hằng, Hoàng Anh Tuấn & Bùi Hữu Đoàn (2016). Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại rừng quốc gia xuân sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển14:19-20.

    Nguyen Thi Phuong, Hoang Ngoc Mai, Nguyen Van Duy & Vu Dinh Ton (2017). Reproductivity and egg quality of H’mong chicken. Animal production in Southeast Asia: Current status and Future, 2017 Hanoi, Vietnam. Vietnam National University of Agriculture. pp.27-32.

    Nguyen Văn Duy, Hoang Ngoc Mai, Nguyen Dinh Tien, Nguyen Thi Phuong & VVu Dinh Ton (2019). Impact of farming models on reproductive performance and egg quality of Vietnamese local chickensbreeds: Ho and Dong Tao. The 2nd international conference on tropical, Animal science and production, 9-12 July 2019 Thailand. Thailand. p.176.

    Nguyen Van D., Moula N., Moyse E., Do Duc L., Vu dinhT. & Farnir F. (2020). Productive performance and egg and meat quality of two indigenous poultry breeds in Vietnam, Ho and Dong Tao, fed on commercial feed. Animals.10:408-425.

    Özbey O. & EsenF. (2007). The effects of different breeding systems on egg productivity and egg quality characteristics of rock partridges. Poultry science.86:782-785.

    Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Viết Thái & Trần Kim Nhàn (2009). Chọn lọc nhằm cải thiện khả năng sản xuất của gà H'mông. Khoa học công nghệ chăn nuôi.18:9-16.

    Pham M.H., Berthouly-Salazar C., TranX.H., ChangW.H., CrooijmansR.P., LinD.Y., Hoang V.T., Lee Y.P., Tixier-Boichard M. & Chen C.F. (2013). Genetic diversity of Vietnamese domestic chicken populations as decision-making support for conservation strategies. Anim Genet.44:509-21.

    SafaaH.M., Serrano M.P., Valencia D.G., Frikha M., Jimenez-Moreno E. & Mateos G.G. (2008). Productive performance and egg quality of brown egg-laying hens in the late phase of production as influenced by level and source of calcium in the diet. Poult Sci.87:2043-51.

    Trần Công Xuân. & Nguyễn Huy Đạt (2006). Báo cáo Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất, chất lượng cao. Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    YitbarekM.B. & Zewudu A. (2013). Performance evaluation of local chicken at Enebsie SarMidir Woreda, Eastern Gojjam, Ethiopia.