NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ TẠI HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngày nhận bài: 25-09-2019

Ngày duyệt đăng: 05-03-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Quang, B., & Nga, N. (2024). NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ TẠI HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(1), 73–80. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/635

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ TẠI HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Bùi Văn Quang (*) 1 , Nguyễn Thị Dương Nga 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Chuỗi giá trị, thịt bò, tác nhân

    Tóm tắt


    Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò tại huyện Tuần Giáo nhằm mục tiêu sơ đồ hóa chuỗi giá trị, mô tả hoạt động của các tác nhân và phân tích các khó khăn trong chuỗi từ đó chỉ ra điểm nút và tác nhân có vai trò quyết định chuỗi làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu sử dụng phương pháp sơ đồ chuỗi giá trị và phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu đã khảo sát 45 hộ chăn nuôi bò thịt, phỏng vấn sâu đối với 1 người thu gom, 3 người thu gom vừa giết mổ, 2 người bán lẻ, 2 người bán buôn và 1 cán bộ thú y phụ trách kiểm tra về giết mổ và mua bán bò, 1 thảo luận nhóm trọng tâm (FGDs) người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị thịt bò gồm các tác nhân là người chăn nuôi, người thu gom, người giết mổ, bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Có 5 kênh chủ yếu tiêu thụ thịt bò và chủ yếu tiêu thụ tại Huyện. Dựa trên phân tích chuỗi và các tác nhân trong chuỗi cho thấy tác nhân giết mổ có vai trò quyết định trong chuỗi giá trị thịt bò tại Tuần Giáo. Các tác nhân trong chuỗi chủ yếu hoạt động độc lập, chưa có sự chia sẻ thông tin và liên kết để cùng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

    Tài liệu tham khảo

    Janssen W., KassamA.&Janvry A.D. (2003). A regional approach to setting research priorities and implementation: Towards satisfying national, regional and global concerns. Journal of Agricultural & Food Information. 5(2):67-100.

    Kaplinsky R. &Morris M. (2000). A handbook for Value Chain Research. International Development Research Centre, Ontario, Canada.113p.

    M4P (2008). Marking value chains work better for the poor: A toolbook for practitioners of value chain analysis. UK Department for International Development (DFID).

    UBND Tuần Giáo (2017). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Tuần Giáo năm 2017. Kế hoạch năm 2018

    UBND tỉnh Điện Biên (2018). Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đến năm 2020

    RaikesP., JensenM.F. & PonteS. (2000). Global commodity chain analysis and the French filière approach: comparison and critique. Economy and Society 29(3): 390-417.

    Steven J.J., PaulS. &Colin A. (2010). Rapid Agricultural Supply Chain risk assessment: A conceptual framework. Agriculture and Rural Development Discussion paper 47.

    Viện Công nghệ Sáng yạo (2017). Diễn biến mức tiêu thụ thịt bò từ năm 2001 đến 2017,truy cập từhttps://channuoivietnam.com/bieu-san-luong-nguyen-lieu-tacn/bieu-dien-bien-muc-tieu-thu-thit-bonguoinam2000-2013,ngày 1/11/2019.

    WebberC.M. &Labaste P. (2010). Building Competitiveness in Africa’s Agriculture: A Guide to Value Chain Concepts and Applications. The World Bank, Washington DC, United States of America. 204p.