ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨMỞ HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH

Ngày nhận bài: 10-02-2020

Ngày duyệt đăng: 12-03-2020

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Đức, N., & Dũng, N. (2024). ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨMỞ HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(1), 64–72. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/634

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨMỞ HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH

Nguyễn Văn Đức (*) 1 , Nguyễn Mậu Dũng 2

  • 1 Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
  • 2 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Đánh giá, chương trình, OCOP, huyện Bình Liêu

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng triển khai thực hiện chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả và phân tích so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy đến cuối năm 2019,toàn huyện đã có 11 tổ chức kinh tế, cơ sở, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP, với 26 sản phẩm OCOP có bao bì nhãn mác đẹp, kiểu dáng chuyên nghiệp, đạt các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Mặc dù vậy,việc triển khai thực hiện chương trình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong tổ chức bộ máy, trong xây dựng vùng nguyên liệu tại chỗ, trong quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị tham gia OCOP, trong kết nối tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, các giải pháp chủ yếu tăng cường triển khai thực hiện OCOP trên địa bàn huyện Bình Liêu được đề xuất bao gồm kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện chương trình OCOP, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chương trình OCOP, củng cố phát triển các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP và tăng cườngxúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của huyện trong thời gian tới.

    Tài liệu tham khảo

    BCĐchương trình OCOP huyện Bình Liêu (2017).Báo cáo kết quả triển khai chương trình OCOP năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

    Ban chỉ đạochương trình OCOP huyện Bình Liêu (2019). Báo cáo số 08/BCĐ-OCOP về Kết quả triển khai Chương trình OCOP 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019 của huyện Bình Liêu.

    Đặng Hiếu (2019). Phát triển OCOP và Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh. Báo điện tử ĐCSViệt Nam.Truy cập từhttp://dangcongsan.vn/kinh-te/phat-trien-ocop-va-kinh-nghiem-cua-quang-ninh-520425.html, ngày 20/12/2019.

    Việt Hoa (2019). Sản phẩm OCOP năm 2019 phải tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Bản tin NTMtỉnh Quảng Ninh.

    UBND tỉnh Quảng Ninh (2013). Đề án “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm”giai đoạn 2013-2016.

    UBND huyện Bình Liêu (2016). Báo cáo số 186/BC-UBND về Kết quả thực hiện đề án Mỗi xã phường một sản phẩm trên địa bàn huyện Bình Liêu giai đoạn 2013-2016.

    UBND huyện Bình Liêu (2019). Báo cáo kết quả triển khai thực hiện chương trình OCOP năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.