ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NHỆN ĐỎ HAI CHẤM Tetranychus urticae Koch(Acari: Tetranychidae) NUÔI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Ngày nhận bài: 29-11-2019

Ngày duyệt đăng: 31-01-2020

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Cảm, T., & Tùng, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NHỆN ĐỎ HAI CHẤM Tetranychus urticae Koch(Acari: Tetranychidae) NUÔI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(12), 969–975. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/630

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NHỆN ĐỎ HAI CHẤM Tetranychus urticae Koch(Acari: Tetranychidae) NUÔI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Trần Ngọc Cảm (*) 1 , Nguyễn Đức Tùng 2

  • 1 Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Nhện đỏ hai chấm, Tetranychus urticae Koch, tỷ lệ tăng tự nhiên, bảng sống

    Tóm tắt


    Nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticaeKoch (Acari: Tetranychidae) là một loài dịch hại nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng trên thế giới và tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài nhện hại này làm cơ sở để xây dựng biện pháp quản lý chúng một cách hiệu quảtrong tương lai. Thời gian phát dục các pha, sức sinh sản và sức tăng quần thể của nhện đỏ hai chấm nuôi trên đậu cove giống cao sản TN38 và dưa leo xanh F1 (VA.103) tại nhiệt độ23,5C được tiến hành nghiên cứu tại bộ môn Côn trùng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy thời gian phát dục trước trưởng thành của nhện đực không khác nhau rõ rệt khi nuôi trên đậu cove và dưa chuột tương ứng là 11,93 ngày và 11,73 ngày, tuy nhiên vòng đời của nhện cái nuôi trên đậu cove 13,69 ngày ngắn hơn rõ rệt so với khi nuôi trên dưa chuột 15,65 ngày. Số lượng trứng đẻ hàng ngày và tổng số trứng đẻ của nhện cái nhện đỏ hai chấm nuôi trên đậu cove (lần lượt là 6,00 quả/nhện cái/ngày và 62,69 quả/nhện cái),cao hơn rõ rệt so với khi nuôi trên dưa chuột với giá trị lần lượt là 3,13 quả/nhện cái/ngày và 29,35 quả/nhện cái. Thời gian một thế hệ (T) của nhện đỏ hai chấm khi nuôi trên đậu cove là 17,72 ngày,ngắn hơn rõ rệt so với khi nuôi trên dưa chuột 19,98 ngày. Đồng thời tỷ lệ sinh sản thuần (R0) của nhện cái trích hút lá đậu cove (45,02 nhện cái/nhện cái) cao hơn nhiều so với khi nuôi trên dưa chuột (21,97 nhện cái/nhện cái). Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện đỏ hai chấm trên đậu cove là 0,210,cao hơn rõ rệt so với trên dưa chuột 0,155.

    Tài liệu tham khảo

    AnuradhaD., Gowda,C., MallikB. &Srinivasa, N. (2015). Biology and life table studies of Tetranychus urticaeon five varieties of pole bean (Phaseolus vulgarisL.). Environment and Ecology. 33(2): 680-684.

    BirchL.C. (1948). The intrinsic rate of natural increase of an insect population. The Journal of Animal Ecology. 17: 15-26.

    BrandenburgR. & Kennedy,G. (1987). Ecological and agricultural considerations in the management of twospotted spider mite (Tetranychus urticaeKoch). Agricultural Zoology Reviews. 2: 185-236.

    Dogan Y.O., Hazir S., Yildiz A., Butt T.M. & CakmakI. (2017). Evaluation of entomopathogenic fungi for the control of Tetranychus urticae(Acari: Tetranychidae) and the effect of Metarhizium brunneumon the predatory mites (Acari: Phytoseiidae). Biological Control. 111: 6-12.

    El Taj H., Hossain K., Arifunnahar M., AlimM. & BachchuM. (2016). Effects of host plants and seasons on the biology of the two-spotted spider mite, Tetranychus urticae(Koch). African Entomology. 24(1): 188-197.

    Grbić M., Van Leeuwen T., Clark R.M., Rombauts S., Rouzé P., Grbić V., Osborne E.J., DermauwW., Ngoc P.C.T. &OrtegoF. (2011). The genome of Tetranychus urticaereveals herbivorous pest adaptations. Nature. 479(7374): 487.

    HultingF.L., OrrD.B. &Obrycki, J. J. (1990). A computer program for calculation and statistical comparison of intrinsic rates of increase and associated life table parameters. Florida Entomologist. 73: 601-612.

    Kumar S.V., ChinniahC., Muthiah C. &Sivasubramanian P. (2013). Influence of temperature on the biology of two spotted spider mite, Tetranychus urticaeKoch. on brinjal. Current Biotica. 7(3): 236-240.

    Mai Văn Hào (2010). Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp nhện đỏ hai chấm Tetranuchus urticaeKoch hại bông vụ đông xuân tại Nam Trung Bộ. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Maia A.d.H., Luiz A.J. & CampanholaC. (2000). Statistical inference on associated fertility life parameters using jackknife technique: computational aspects. Journal of Economic Entomology. 93(2): 511-518.

    Maleknia B., FathipourY. & SoufbafM. (2016). How greenhouse cucumber cultivars affect population growth and two-sex life table parameters of Tetranychus urticae(Acari: Tetranychidae). International Journal of Acarology. 42(2): 70-78.

    Meyer J.S., Ingersoll C.G., McDonald L.L. & Boyce M.S. (1986). Estimating uncertainty in population growth rates: jackknife vs. bootstrap techniques. Ecology. 67(5): 1156-1166.

    Nguyễn Thị Chắt &Bùi Thanh Tùng (2007). Một số đặc điểm hình thái, sinh học của nhện 2 chấm nâu Tetranychus urticaeK. và mức độ gây hại của chúng trên hoa hồng tại Đà Lạt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp. 3: 1-6.

    Poovizhiraja B., Chinniah C., RavikumarA. & ParthibanP. (2016). Influence of Host Plants on the Biological Parameters of Two spotted Spider Mite, Tetranychus urticaeKoch. Madras Agricultural Journal. 103.

    Razmjou J., TavakkoliH. & FallahiA. (2009). Effect of soybean cultivar on life history parameters of Tetranychus urticaeKoch (Acari: Tetranychidae). Journal of pest science. 82(1): 89-94.

    Riahi E., ShishehborP., Nemati A. &Saeidi, Z. (2013). Temperature effects on development and life table parameters of Tetranychus urticae(Acari: Tetranychidae).

    SiddhaparaM. &Virani V. (2018). Biology of two spotted red spider miteTetranychus urticaeKoch (Acari: Tetranychidae) on Okra. Indian Journal of Entomology. 80(1): 90-94.