SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC - GIAI ĐOẠN 2: TRƯỜNG HỢP XÃ SÍNH PHÌNH, HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngày nhận bài: 25-09-2019

Ngày duyệt đăng: 06-01-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Nhài, Đỗ, Thủy, B., & Thành, T. (2024). SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC - GIAI ĐOẠN 2: TRƯỜNG HỢP XÃ SÍNH PHÌNH, HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(10), 871–880. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/611

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC - GIAI ĐOẠN 2: TRƯỜNG HỢP XÃ SÍNH PHÌNH, HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Đỗ Thị Nhài (*) 1 , Bạch Văn Thủy 1 , Trần Nguyên Thành 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Giảm nghèo, sự tham gia, sự tham gia của người dân, dự án giảm nghèo, miền núi phía Bắc

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá hình thức và mức độ tham gia của người dân xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên vào dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc - giai đoạn 2. Các thông tin thứ cấp được tổng hợp từ ban quản lý dự án và chính quyền địa phương; thông tin sơ cấp được thu thập từ 60 hộ dân bằng phiếu điều tra. Nghiên cứu cũng sử dụng thang đo về mức độ tham gia của Arnstein (1969), phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê so sánh để phân tích thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia của người dân chủ yếu ở hai mức độ thấp nhất là không tham gia và tham gia mang tính hình thức, ở mức độ cao hơn là trao quyền người dân chỉ tham gia ở một số khâu của dự án như xếp hạng ưu tiên các nhu cầu, đóng góp nguồn lực và thực hiện dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tham gia ở mức độ này còn thấp. Do đó, các chươngtrình, dự án giảm nghèo trong thời gian tới, cần có giải pháp huy độngngười dân tham gia nhiều hơn, thực chất hơn và chủ động hơn nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo một cách bền vững ở nước ta.

    Tài liệu tham khảo

    Arnstein S. (1969). A Ladder of Citizen Participation. JAJP. 35(4): 216-224.

    Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (2016). Hội thảo chia sẻ đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, truy cập từ http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=24800, ngày 20/4/2016.

    Dự án GNMNPB - 2 (2011). Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án Hợp phần Ngân sách phát triển xã.

    Dự án GNMNPB -2 (2013, 2014, 2015). Báo cáo kết quả giám sát dự án các năm 2012, 2013, 2014.

    David Michael Onen (2007). Participation of the poor in Poverty Reduction: An analysis of Implementation of PMA/NAADS in the case of Nebbi district -Uganda. The Hague.

    Nguyễn Trung Kiên &Lê Ngọc Hùng (2012).Quản lý xã hội dựa vào sự tham gia: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, truy cập từ http://ambn.vn/recruit/3976/quan-ly-xa-hoi-dua-vao-su-tham-gia:-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien.html, ngày 4/3/2016.

    Schusterman, Ricardo, AnaHadoy, Cecilia Monti &Gastón Urquiza (1997). Poverty Reduction in action: Participatory in Planning in San Fernando, Buenos Aires, Argentina. IIED Working Paper 6 on Poverty Reduction Urban Areas.

    UBND xã Sính Phình (2016). Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa.