NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ MÁT(Onychostoma laticeps Gunther, 1896)

Ngày nhận bài: 13-05-2019

Ngày duyệt đăng: 17-07-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Bình, V., Sơn, N., & Huy, N. (2024). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ MÁT(Onychostoma laticeps Gunther, 1896). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(8), 637–644. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/589

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ MÁT(Onychostoma laticeps Gunther, 1896)

Võ Văn Bình (*) 1 , Nguyễn Hải Sơn 2 , Nguyễn Quang Huy 3

  • 1 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc
  • 2 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
  • 3 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I
  • Từ khóa

    Cá Mát, đặc điểm hình thái, thành thục, mùa vụ sinh sản

    Tóm tắt


    Để duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn gen cá Mát, việc nghiên cứu về đặc điểm hình thái, tập tính ăn, đặc điểm sinh sản củacá Mát đã được thực hiện từ tháng 1/2018-12/2018 trên 300 mẫu cáđược thu ở sông Giăng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mẫu cá thu được có tuổi giao động từ 1+đến 3+tuổi, tương ứng với khối lượng khoảng 22,5-98,8 g/con. Cá có tập tính ăn tạp nhưng thiên về thực vật với cấu trúc hệ tiêu hóa chiều dài ruột/chiều dài thân cá là 3,08 ± 0,57. Thành phần thức ăn trong ruột cá đa dạng, gồm hơn 28 loài đại diện cho 5 ngành đông vật, thực vật khác nhau, trong đó ngành tảo chiếm ưu thế (65%) so với số lượng các ngành khác. Độ béo của cá không cao, độ béo Fullton và độ béo Clark không có sự sai khác lớn đã phản ánh đúng mức độ tích lũy chất dĩnh dưỡng trong cơ thể cá. Ngoài tự nhiên, cá Mát bắt đầu sinh sản vào tháng 2, sức sinh sản tuyệt đối trung bình đạt 3.113 trứng, sức sinh sản tương đối trung bình là 231 trứng/g cá cái, hệ số thành thục (GSI) tăng cao từ tháng 2 đến tháng 6 (cá đực từ 1,81- 2,12%; cá cái đạt 4,62-9,80%) và đạt giá trị cao nhất trong tháng 3 (cá đực 2,64%; cá cái 9,80%).

    Tài liệu tham khảo

    Biswas S.P. (1993). Manual of Method in fish Biology, South Asian Publishers, Pvt. Ltd., New Delhi, International Book Co., Abseco Hilands, N.J. India.

    Dương thị Hải Ly (2010). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Chầy đất (Spinibarbus hollandiOshima, 1919). Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái &Phạm Văn Miên (1980). Định loại động vật không xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Đặng Thị Sỹ (2005). Tảo học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Nicolski G.V. (1963). Ecology of fishes. Academic press, London.

    Nikolxki G.V. (1973). Sinh thái học cá. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

    NguyễnVăn Hảo &Ngô SỹVân (2005). Cá nước ngọtViệt nam(Tập 2-Họ cá Chép (Cyprinidae)). Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    NguyễnTháiTự (1981). Khu hệcá sông Lam. Luận án phótiến sĩ. Trường Đại họcVinh, Nghệ An.

    Pravdin (1973). Hướng dẫn nghiên cứu cá (tài liệu tiếngViệt do PhạmThị Minh Giang dịch).Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

    Trần Xuân Quang &Nguyễn Đình Mão (2012). Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps Günther, 1868) ở lưu vực sông Giang tỉnh Nghệ An.

    Võ Văn Bình, Nguyễn Hải Sơn, Nguyễn Văn Chung& Lê Ngọc Khánh (2017). Bảo tồn và lưu giữ nguyền gen giống thủy sản. Báo cáo tổng kết quỹ gen năm 2017. Chương trình bảo tồn Quỹ gen giai đoạn 2016-2020.

    Võ Văn Bình, Nguyễn Hải Sơn, Nguyễn Văn Chung&Lê Ngọc Khánh (2016). Bảo tồn và lưu giữ nguyền gen giống thủy sản. Báo cáo tổng kết quỹ gen năm 2016. Chương trình bảo tồn Quỹ gen giai đoạn 2016-2020.

    VõVăn Phú &Bùi Minh Thắng (2008). Đặc tính dinh dưỡng của cá Sỉnh gai (O. laticeps Günther, 1896) tại hồ Phú Ninh và vùng phụ cận tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Huế. 49: 103-109.

    Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách đỏ việt nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Xã hội.