PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐIỀU Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngày nhận bài: 06-08-2019

Ngày duyệt đăng: 04-10-2019

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Vỹ, N., & Hiền, N. (2024). PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐIỀU Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(7), 594–604. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/582

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐIỀU Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Nguyễn Trường Vỹ (*) 1 , Nguyễn Thị Minh Hiền 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Chi phí lợi ích, sản xuất điều, Bình Phước

    Tóm tắt


    Bình Phước được biết đến như thủ phủ sản xuất và chế biến điều của Việt Nam, cây điềuđóng góp một phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của các hộ nông dân sản xuất. Tuy vậy, với sự bấp bênh về giá cả, ảnh hưởng của sâu bệnh cũng như sự cạnh tranh của các cây trồng khác như hồ tiêu, cao su đang ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất điều của tỉnh Bình Phước. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản xuất điều ở tỉnh Bình Phước, và đề xuất một số định hướng chính sách. Nghiên cứu này dựa trên số liệu thứ cấp và số liệu điều tra 420 hộ sản xuất, kết hợp với phỏng vấn chuyên sâu cán bộ, chuyên gia kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ sản xuất điều với quy mô bình quân khoảng 7,2ha, mang lại thu nhập bình quân gần 50 triệu đồng/ha. Tuy vậy, sự liên kết trong sản xuất hầu như chưa có, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, sâu bệnh phá hoại ảnh hưởng lớn đến sản xuất điều. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất điều một cách bền vững, khai thác tiềm năng lợi thế trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

    Tài liệu tham khảo

    Cục Thống kê tỉnh Bình Phước (2012). Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2011.

    Ken Black (2004). Business Statistics for Contemporary Decision Making (Fourth (Wiley Student Edition for India) ed.). Wiley-India. ISBN 978-81-265-0809-9.

    Nguyễn Mạnh Chính& Nguyễn Đăng Nghĩa (2007). Trồng - Chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh cây điều.Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

    Nguyễn Văn Hòa& Nguyễn Như Hiền (2014). Để cây điều Việt Nam phát triển bền vững. Tạp chí Cộng sản. Truy cập từ http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=27500&print=true,ngày 28/9/2015.

    SởNN&PTNTtỉnh Bình Phước (2015). Báo cáo tổng kết ngành điều Bình Phước năm 2015.

    Thanh Thảo (2015). Nâng cao hiệu quả kinh tế của cây điều.Tạp chí Vietnam Business Forumtruy cập từ http://vccinews.vn/news/13494/nang-cao-hieu-qua-kinh-te-cua-cay-dieu.html,ngày 22/7/2019.

    Tổng cục Thống kê (2012). Niên giám thống kê 2011.Nhà xuất bảnThống kê.

    UBND tỉnh Bình Phước (2009). Đổi đời từ cây điều, Bài đăng trên cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước.Truy cập từhttp://www.binhphuoc.gov.vn/3cms/doi-doi-tu-cay-dieu.htm,ngày 8/9/2015.