Ngày nhận bài: 25-07-2013
Ngày duyệt đăng: 16-09-2013
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU CỦA LỢN MẮC HỘI CHỨNG VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG, MẤT SỮA
Từ khóa
lâm sàng, mất sữa, sinh lý, sinh hóa, viêm tử cung, viêm vú
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định những biểu hiện lâm sàng của 200 con lợn nái mắc hội chứng M.M.A nuôi tại các trang trại của 4 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và phân tích một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu để so sánh các chỉ tiêu này với nhóm lợn nái bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu hiện lâm sàng của lợn nái mắc hội chứng M.M.A tương đối giống nhau như sốt, ủ rủ, kém ăn, có dịch viêm tử cung, không cho con bú. Kết quả nghiên cứu sinh lý sinh hóa máu cho thấy, các chỉ tiêu liên quan đến huyết cầu và các chỉ tiêu huyết sắc tố như số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối huyết cầu, thể tích hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố có trong hồng cầu ở nhóm nái mắc hội chứng M.M.A đều cao hơn nhóm lợn bình thường (P<0,05). So với nhóm nái bình thường, số lượng bạch cầu và tỷ lê bạch cầu trung tính trong máu lợn mặc hội chứng M.M.A cao hơn và ngược lại tỷ lệ các loại bạch cầu khác đều thấp hơn (P<0,05). Liên quan đến các chỉ số sinh hóa, trong khi hàm lượng protein tổng số, albumin và β - globulin trong máu lợn nái mắc hội chứng M.M.A thấp hơn so với lợn nái bình thường, thì hàm lượng α - globulin và γ - globulin lại cao hơn. Hàm lượng đường huyết của lợn mắc hội chứng M.M.A thấp hơn hàm lượng đường huyết của lợn bình thường; hoạt độ enzym GOT, GPT trong máu lợn mắc hội chứng M.M.A cao hơn hoạt độ các enzym này trong máu lợn nái bình thường.
Tài liệu tham khảo
Aruna Shrestha (2011). MMA complex in sow. Tài liệu trực tuyến: http://www.slideshare.net/arunashrestha/mma-complex-in-sows. Truy cập ngày 18/7 /2013.
Awad, M., Baumgartner, W., Passerning, A., Silber, R., Minterdorfer, F. (1990). ”Bacteriological studies on sows with puerperal mastitis (M.M.A. syndrome) on various farm in Austria”, Tierarztliche- Umschau, 45(8): 526-535.
Bilkei, G., Horn A. (1991). “Observations on the therapy of M.M.A. complex in swine”, Berliner und munchener rieraztliche-wochenaschrift, 104(12):421-423.
Bozhkova G., ., ., ., Angelov L. (1983). “Clinical, cytological and microbiological studies of the MMA syndrome” 1983;20(5-6):57-63.
Busse, F. W. B. (2006). Correlation between the infection of the urogenital tracts and MMA and steps against infection, Proc. 19th IPVS Congr., Denmark, 2: 480, pp.199.
Gevaert, D., Vyt, P. H., Vanrabaeys, M. (2006). Susceptibility to enrofloxacin of bacteria isolated from sows suffering from (sub) clinical MMA, Proc. 19th IPVS Congr., Denmark, 2: 444, pp.88.
Hermansson S, Einarsson K, Larsson, Backstrom L, (1978). “On the agalactia postpartum in the sow. Aclinical study”. Nord Vet Med 1978, 30: 465-473.
Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997). Giáo trình chẩn đoán lâm sàng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Hulten, F., Phrsson, A., Baverrnd, V., Magnnson, U. (2006). Experimental infection of the sow's mammary gland during lactation - a pilot study, Proc. 19th IPVS Congr., Denmark, 2: 481, pp.256-257.
Jensen, H. E., Christensen, R. V., Aalbaek, B. (2006). Udder lesions in sows, Proc. 19th IPVS Congr., Denmark, 2: 483, pp. 87-88.
Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (1985). “Hội chứng M.M.A ở heonái sinh sản”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1981- 1985, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, tr48-51.
Martineau GP, Smith B, Doize B. (1992). “Pathogenesis, prevention and treatment of lactational insufficiency in sows”. Vet Clin North Am: Food Anim Pract 1992;8: 661-683.
McIntosh, G.B. (1996). “ Mastitismetritis agalactia syndrome”, Science report, Animal research institute, Yeerongpilly, Queensland, Australia, Unpublish, pp. 1-4.
Nguyễn Đức Hưng (2008). Sinh lý học Người và Động vật, NXB Giáo dục Hà Nội
Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên và Phạm Ngọc Thạch (1997). Giáo trình chẩn đoán lâm sáng thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (2008). Chẩn đoán bệnh gia súc, NXB Nông nghiệp
Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996). Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Ognean, L., Beres, M, Gh.,Pavel, Geta., Vlasiu, A.,Cernea, Cristina., Cernea, Mihai., Modovan, Meda., Trinca, Sebastian (2010). The Evolution of the Hemogram and Certain Biochemical Parameters from Blood and Milk of Sows During the first Week Post-Partum. Bulletin UASVM, Veterinary Medicine 67(1).
Papadopoulos G, Vanderhaeghe C, Janssens GPJ, Dewulf J, Maes D. Risk factors associated with postpartum dysgalactia syndrome. Vet J (in press, Jan 2009).
Raszyk. J, Canderle. J, Dvorak M, Toulova M, Matouskova O (1979). “Biochemical changes in the blood sera of sows with the metritis - mastitis agalacitia syndrome“, Acta Vet. Brno, 48: 61-66.
Sjaastad, O. V., Hove, K., Sand, O. (2010). Physiology of domestic animals. Second edition. Scandinavian Veterinary Press.http://www.scanvetpress.com.
Tạ Thị Vịnh (1991). Giáo trình sinh lý bệnh thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh, Đoàn Đức Thành (2010). Thực trạng hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (M.M.A) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theomô hình trang trại thuộc tỉnh Thái Bình và thử nghiệm phòng tri. Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi (JAHST), số 1.